Nếu bạn có trái tim nhân hậu, bạn sẽ tích luỹ được phúc lành
Lão Tử đã nói trong chương thứ năm mươi tám của “Đạo Đức Kinh”: Họa hề phúc chi sở ỷ; phúc hề, họa chi sở phục. Tạm dịch: Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của hoạ – trong hoạ có phúc trong phúc có hoạ. Điều xấu có thể dẫn đến đến kết quả tốt, điều tốt có thể dẫn đến kết quả xấu. Đây là quy luật khách quan về sự tồn tại của những điều may mắn và rủi ro.
Tuy nhiên, cái thiện và cái ác cũng có quy luật tồn tại chủ quan của chúng, đó là yếu tố con người, đúng với cái gọi là “thiện ác hữu báo”! Làm gì có chuyện phúc báo, ác báo mà người ta tự gọi, quả báo thiện ác như hình với bóng. Nếu bạn có trái tim nhân hậu và làm việc tốt, bạn sẽ tích lũy được phúc đức và phước lành; nếu bạn có trái tim xấu và làm việc ác, bạn sẽ tích lũy sự oán hận và bất hạnh.
Cổ ngữ có câu rằng: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri; thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”. Ý rằng: Con người sinh một niệm, thiên địa đều biết tường tận. Nếu không có quả báo thiện ác, càn khôn ắt có tư tâm.
Câu nói này là để cho con người biết cái lý thiện ác hữu báo như hình với bóng, thiên lý khó có thể dối gạt, Thần linh giám sát thiện ác mọi lúc mọi nơi. Có người bởi một niệm thành khẩn lương thiện, liền được Thần âm thầm ban phúc. Có người vì một niệm tà ác, liền bị Trời trách phạt.
Có câu nói rằng: “ Hoạ phúc không có cửa, mà do người ta tự chiêu mời”. Hai loại hành vi này dẫn đến hoạ phúc khác nhau. Những người có phúc hay thường tránh hai đặc điểm này:
1. Ngôn ngữ bất chính
Sách “Cách Ngôn Liên Bích” viết: ” Hoạ mạc đại vu, ngôn nhân chi phi”- Tạm dịch: Không có bất hạnh nào lớn hơn những điều sai trái của con người, có nghĩa là: Tai họa lớn nhất trong cuộc đời là bàn luận về điều đúng và điều sai của người khác. Hầu hết những tai họa trong đời người đều do “thất bại”. Nói những điều không nên nói có thể khiến người khác phật lòng hoặc gây ra tai họa.
Người ta khi càng nhiều lời, sẽ tự khiến bản thân rơi vào khốn cảnh, chi bằng hãy giữ trung đạo mà hành. Dưỡng thành thái độ khiêm tốn, tự nhiên có thể nhạy cảm, minh mẫn, thận trọng đối diện với mọi việc xung quanh. Lời nói ra sẽ thận trọng, không nói những điều chưa suy nghĩ, cân nhắc đặc biệt càng không bao giờ nói những lời sáo rỗng, lý luận viển vông.
Có câu: “Ngôn đa tất thất” – nói nhiều tất có lỗi lầm, càng nói nhiều lời càng dễ vạch trần lỗi của mình, “hoạ tòng khẩu xuất”, hoạ cũng từ miệng mà ra. Quỷ Cốc đã từng nói: “Nếu bạn trực tiếp thảo luận về điều đúng sai của người khác, bạn sẽ dễ làm mất lòng người khác và gây rắc rối”.
Tăng Quốc Phiên có câu nói nổi tiếng: “Thuyết nhân chi đoản nãi hộ kỷ chi đoản, khoa kỷ chi trường nãi kị nhân chi trường”. Tạm dịch: Người mà thường xuyên nói về khuyết điểm của người khác, trong tâm thật ra là đang mượn nó để che đậy khuyết điểm của mình; người mà thường hay khoe khoang sở trường của mình, trong tâm thật ra là đố kỵ với điểm mạnh của người khác mà thôi.
Người mà thường hay bàn luận khuyết điểm của người khác, lại khoe khoang chỗ mạnh của mình, có thể nói là ‘tâm không độ lượng, hiểu biết kém cỏi’. Hơn nữa, sẽ rước lấy oán hận vào mình, gieo xuống hạt giống mầm họa về sau.
Trong câu nói trên của Tăng Quốc Phiên, từ lập luận sâu sắc đã khắc họa ra chân dung tinh thần của kiểu người này. Vừa che đậy giấu dốt, lại vừa đố kỵ, thử hỏi có thể làm kẻ mạnh được chăng?
“Tăng Nghiễm Hiền Văn” thậm chí còn nói: “ Nói chuyện thi phi, tất là người thị phi”. Nghĩa là, nếu một người thích nói về việc đúng hay sai của người khác, thì anh ta cũng là một người cay nghiệt và xấu tính, thích khiêu khích. Những người như vậy gọi là “kẻ mỏng phúc”. Trời thương xót những người rộng lượng, ngay thẳng, nên những kẻ thích “nói bậy” dễ gây ra tai họa và phúc thuộc về người phải chịu thiệt thòi!
2. Không tạo thị phi
Người xưa dạy rằng: “Lời thị phi dừng nơi người trí”, không thổi phồng hay bóp méo sự việc, không nói lời đồn ác, không lấy chuyện làm quà. Những gì không thuộc về bạn, những gì chỉ là tin đồn, nếu bạn có nghe thấy thì hãy để chúng dừng lại tại bạn. Người có trí tuệ luôn biết chủ động phân loại thông tin nghe được và cân nhắc từng lời nói ra. Và họ luôn biết rằng lấy chuyện làm quà là một thói quen rất xấu cần tránh.
Có thể một số người có động cơ tốt để làm việc gì đó, chẳng hạn như “vì lợi ích của gia đình”, “vì lợi ích của bạn bè”, nhưng kết quả cuối cùng là rất nhiều rắc rối, có thể nói là ” ý định tốt nhưng để làm thì lại là điều xấu. ”
Cuộc đời hơn thua ở sự bằng lòng, đến lúc dừng thì dừng lại, cần nạp năng lượng cho mình, tu tâm dưỡng tính, đừng tham lam, đừng tự chuốc họa vào thân, đây chính là cách trân trọng những điều may mắn! Cuộc sống có đến 8, 9 phần không như ý, người đang làm, trời đang nhìn; cốt cách của một người là biết lấy thân phận làm ưu tiên hàng đầu. Nhiều việc không do con người kiểm soát. Càng muốn chiếm đoạt, bạn càng gặp nhiều rắc rối.
Vì vậy, không có chuyện phúc báo, xui rủi mà người ta tự mình điều chỉnh tâm thái, là “làm điều xấu bớt đi, hoặc không làm việc xấu để tránh gánh chịu những tai họa không đáng có, trở thành người có phúc.
Đức tính lớn nhất của con người là biết cách tha thứ cho người khác, và điều ác lớn nhất của con người là ghen tị với người khác; và lòng tốt chân chính phúc đức thường là bằng lòng với điều bình thường, không tranh luận, không tranh luận và không lãng phí; giàu có vì biết hài lòng, nghèo và hạnh phúc, không làm điều sai trái, và nhận ra hạnh phúc cũng thật giản đơn.
Về vấn đề lời ăn tiếng nói và xử thế hàng ngày, trong tiếng Anh có một câu thành ngữ rằng: “Put oneself in someone’s shoes” nghĩa là phải đặt mình vào vị trí của người khác để không làm tổn thương họ. Phật gia cũng dạy “tu khẩu”, những lời nói không phù hợp sẽ khiến bản thân tự tạo ra khẩu nghiệp, từ đó bản thân cũng phải chịu những đau khổ. Đạo gia lại chia sẻ với chúng ta ý tứ này: “Gặp người không nói chuyện nhân gian, làm người vô sự giữa trần gian”.
Nguồn Aboluowang
Hằng Tâm