Có một loại người Khổng Tử không thể dạy
Những người thích thể hiện sự khôn vặt của mình thường là những người không có “chân tài, thực học”., dùng toan tính, luồn lách để thăng tiến, đi đường tắt, làm giàu nhanh, kiếm lợi thật lớn cho mình. Dựa vào thói giảo hoạt, áp chế người khác để nâng mình lên, nhất thời đắc ý, nghĩ rằng mình đang được lợi nhưng thực chất là đang tiêu tốn vận may và phúc đức của mình.
Khổng Tử có hàng ngàn học trò theo học, là một nhà giáo dục lớn nhất thời xưa, đối với ông không có người nào là không thể dạy dỗ, nhưng chỉ riêng với loại người giảo hoạt, khôn vặt thì thật ông cũng phải buông lời cảm thán lắc đầu. Vậy, vì sao ông lại chán ngán loại người này như vậy?
Khổng Tử từng cảm thán rằng: “Quần cư chung nhật, ngôn bất cập nghĩa, hảo hành tiểu tuệ, nan hĩ tai”, dịch văn: Người cả ngày chỉ tụ tập nói chuyện phiếm, không nói những lời nghiêm túc, lại thích giở trò khôn vặt thì rất khó có tương lai.
Trong “Bi thuyết”, Liễu Tông Nguyên (773-819) từng ghi chép một câu chuyện kể rằng:
“Người ta nói, con nai sợ con báo rừng, con báo lại sợ con hổ, con hổ lại sợ gấu ngựa. Ở nước Sở xưa có một người thợ săn, kỹ năng săn thú rất kém cỏi nhưng lại thích thể hiện mình thông minh. Người thợ săn tước ống trúc làm thành cái tiêu để bắt trước tiếng kêu của các loài thú. Anh ta thường học tiếng kêu của con dê, con hươu, nai… để dụ dỗ những con này đến và bắt chúng.
Có một lần, người thợ săn mang theo đồ dùng lên núi. Anh ta dùng tiêu thổi ra tiếng kêu của con nai. Không ngờ, tiếng tiêu rất giống với tiếng kêu của con nai, làm cho con báo ở gần đó tìm đến để ăn thịt nai. Người thợ săn thoáng chút hoảng sợ, nhưng anh ta cũng kịp thổi ngay ra tiếng kêu của con hổ, dọa con báo sợ hãi mà rời đi.
Nhưng tiếng tiêu quá giống tiếng kêu của hổ, khiến cho một con hổ hung mãnh đang đói đi tới. Người thợ săn càng luống cuống hơn, vội vàng thổi ra tiếng gào của con gấu ngựa, dọa khiến con hổ hung mãnh bỏ chạy. Anh ta vừa thở gấp, vừa muốn nghỉ ngơi một chút thì từ đâu một con gấu ngựa nhe nanh vuốt nghe thấy tiếng kêu đi tới.
Người thợ săn đến lúc này không thể thổi ra được tiếng của con vật nào hung mãnh hơn để hù dọa gấu ngựa. Anh ta sợ tới mức hồn bay phách lạc và cuối cùng đã bị con gấu ngựa bổ nhào lên người,… Người thợ săn này đã không dựa vào bản lĩnh thật sự để đi săn, mà là dựa vào tiếng kêu để “lừa săn”.
Ngày nay chẳng phải không thiếu gì những người giống như thợ săn nọ. Không dựa vào thực lực, bản lĩnh của mình mà dùng thủ đoạn hay kiểu thông minh khôn vặt để chiếm lợi. Rốt cục là “lừa người hại mình”. Những người khôn vặt thường tỏ ra thông minh, lắm mưu nhiều kế, tính toán khôn ngoan hoặc không ngại dùng những thủ đoạn lợi dụng người khác để đạt được thành công một cách dễ dàng hơn.
Những người thích thể hiện sự khôn vặt của mình thường những người không có “chân tài, thực học”. Dùng toan tính luồn lách để thăng tiến, đi đường tắt, làm giàu nhanh, kiếm lợi thật lớn cho mình. Dựa vào lời nói giảo hoạt, áp chế người khác để nâng mình lên, nhất thời đắc ý, nghĩ rằng mình đang được lợi nhưng thực chất là đang tiêu tốn vận may và phúc đức của mình. Thực ra đó chỉ là một thứ khôn lỏi, khôn vặt, khiến trí tuệ thực sự của người ta bị vùi lấp, khiến người ta trở thành nhỏ nhen, ích kỷ.
Bậc đại trí thường giả ngu, kẻ ngu lại thích giả trí
Bậc trí giả thường là người “đại trí giả ngu”, nhưng trong cuộc sống ngày nay lại chẳng ít người “đại ngu giả trí”.
Những người “đại ngu giả trí” thường là người thích thể hiện mình thông minh hơn người, thích dùng chiêu trò khôn lanh để hơn thua với người.
Người “đại trí giả ngu” và người “đại ngu giả trí” thực ra chỉ khác nhau ở một điểm quan trọng: Biết mình là ai.
Người đại ngu giả trí là kẻ không biết chính bản thân mình là người như thế nào nên không ngần ngại giở các chiêu trò khôn vặt, tưởng rằng không ai biết. Những người như vậy thường tỏ ra lanh lợi, biết cách nói chuyện, ứng đối linh hoạt, thiên biến vạn hoá, tưởng rằng qua mắt được thiên hạ nhưng thực ra thứ khôn vặt ấy thực chất khá thiển cận, dễ bị người khác nhìn ra.
Người khôn vặt thường tự cho mình là thông minh nhưng thực ra họ mới chính là người dại dột nhất, tự hạ giá trị của bản thân trong khi đang truy cầu những thứ nhỏ nhen, tầm thường.
Còn người dẫu có ngốc nghếch, khờ khạo cũng không phải người xấu, có lòng muốn học hỏi thì chẳng mấy mà thành ra có trí tuệ. Cho nên đương thời Khổng Tử mới dùng hết tâm huyết vào việc dạy học nhưng chỉ có những kẻ khôn vặt, đại ngu giả trí là những kẻ không thể học được, bởi vì những kẻ này vốn đã luôn nghĩ mình thông minh, trong đầu toan tính rất nhiều tiểu xảo, mưu kế, không có lòng hướng thiện, cho nên rất khó dạy dỗ.
Người trí tuệ ẩn mình, không thể hiện mình thông minh
Cổ nhân nói: “Sái tiểu thông minh nhân, đô bất thị chân chính đích trí giả”, ý tứ rằng, người thích thể hiện cái khôn của mình, thể hiện mình thông minh thì đều không phải người thực sự có trí tuệ.
Thành ngữ cổ có câu: “Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp”, nghĩa là, kẻ tài trí giả như ngu dốt, kẻ dũng mãnh giả như khiếp sợ). Lão Tử cũng từng giảng: “Đại âm vô thanh, đại tượng vô hình” (Tiếng lớn ầm ầm như không có tiếng, hình lớn hiện ra như không có hình), đều là có ý nói rằng người có tài trí cao nhưng luôn khiêm tốn, không để lộ tài năng, vẻ ngoài biểu hiện ra giống như một người ngu dốt, nhưng thực ra lại là người có trí tuệ phi phàm. Đó là thể hiện ra công phu và bản lĩnh của bậc quân tử tài trí.
Đại trí giả ngu hay đại ngu giả trí, kỳ thực chính là chỉ nghĩ cho bản thân hay nghĩ cho người khác, biết mình biết ta, ấy chính là trí tuệ của bậc đại trí.
Nguồn: EpochtimesTV
Lan Hòa biên tập