Ngẫm triết lý cuộc sống qua câu nói: Gặp người thì giảm tuổi, gặp vật thì thêm tiền
Ca dao, tục ngữ hầu hết là được sáng tạo trong dân gian, chứa đựng trí tuệ và chân lý của cuộc sống, có ý nghĩa định hướng cho các thế hệ mai sau.
Ca dao, tục ngữ là những thói quen hướng đến cuộc sống người nông dân nhiều hơn, bình dân hơn chứ không phải kiểu khoa trương, và sử dụng ngôn ngữ dân gian đơn giản, dễ hiểu để nói lên đạo lý lớn lao của cuộc sống.
Câu nói mà hôm nay Vạn Điều Hay xin giới thiệu với Quý độc giả đó là: “Gặp người thì giảm tuổi, gặp vật thì thêm tiền”. Bạn đã nghe qua về câu nói này chưa? Bạn có biết ý nghĩa của nó là gì không?
1. Gặp người thì giảm tuổi
Thoạt nghe, câu này sẽ khiến mọi người bối rối, nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút là bạn sẽ biết.
Nói theo nghĩa đen, khi tiếp xúc với một người nào đó, nếu người kia muốn bạn đoán tuổi thì chúng ta nên đoán tuổi của họ theo hướng trẻ tuổi hơn, đừng bao giờ đoán theo hướng nhiều tuổi hơn.
Điều này đặc biệt áp dụng cho phụ nữ, bởi vì tất cả phụ nữ đều thích mình trẻ hơn, vì vậy khi đoán tuổi phụ nữ phải nói rằng họ trẻ hơn so với tuổi thật.
Cách ứng xử này không phải là không trung thực, vì đó cũng chỉ là sự phỏng đoán, có người già hơn, có người trẻ hơn so với sự suy đoán của bạn, nhưng không quan trọncủa người xưa, cũng là cách đối nhân xử thế, đặc biệt khi gặp nhau lần đầu, chuyện nhỏ tế nhị này lại có thể rút ngắn khoảng cách với nhau.g bạn nói đúng hay sai, nhưng nếu bạn nói nhỏ tuổi hơn thì đối phương sẽ vui vẻ hoặc có một tâm lý trẻ trung hơn.
Ở nơi làm việc, tình trạng này còn phổ biến hơn. Một đồng nghiệp lớn hơn chúng ta, được gọi là “chị” thường sẽ khiến đối phương vui hơn khi chúng ta gọi là “cô”. Mặc dù vậy, tùy vào trường hợp thôi bạn nhé, nếu quá lớn tuổi mà mình cứ gọi là “chị” thì lại thành lố bịch, nhiều người còn cười khinh là “đạo đức giả” nữa đó.
2. Gặp vật thì thêm tiền
Khi bạn đã hiểu được nửa đầu câu nói thông dụng này, có lẽ nhiều người cũng đã đoán được ý nghĩa của nửa sau rồi.
Đôi khi chúng ta đang nói chuyện với người khác, nếu phát hiện đối phương có bảo vật hay vật phẩm gì mà họ muốn mình phải đoán giá, chúng ta phải hướng nói đến chỗ đắt nhất có thể.
Sở dĩ như vậy bởi vì nếu đó là món đồ được bên kia trân trọng, thì họ thường không muốn bán cho ai, mà chỉ muốn đem ra khoe để chia sẻ niềm vui với người khác, nên trong mắt anh ta, giá trị của món đồ đó chắc chắn là cao hơn giá thị trường.
Vì vậy, khi chúng ta đoán theo hướng giá cao, ngoài việc khẳng định tầm nhìn, đẳng cấp của đối phương, chúng ta còn đồng tình với giá trị của món hàng, điều này sẽ khiến người đối diện cảm thấy chúng ta có tầm nhìn và biết cách đối nhân xử thế.
Có một câu nói nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh: Người phá giá món hàng là người mua! Trước đây, người dân sống trong cảnh khó khăn, khi phải mang đồ ra tiệm cầm đồ, họ thường gặp phải tình huống xấu hổ đó.
Chẳng hạn, dù chúng ta coi nó là chiếc áo khoác lông cừu quý phái, thì những người trong tiệm cầm đồ vẫn thường nói chua ngoa là nó không đáng giá.
Đây không phải sự việc vừa giận vừa bực tức khi phải nghe bên tai hay sao?
Người xưa có câu: Lời hay ấm ba đông, một lời ác lạnh sáu tháng.
Thời cổ đại, người phương Đông chúng ta vốn trọng đạo đức, biết suy nghĩ thấu tình đạt lý nên họ rất chú trọng đạo đức, cẩn trọng từ lời ăn, tiếng nói, đã không nói thì thôi, nhưng khi nói ra thì lời nói thường khiến lòng người ấm áp hơn.
Nhưng xã hội bây giờ thì tùy tiện lời nói hơn, buông những lời nói cay nghiệt đến mức làm tổn thương người khác bất cứ lúc nào, hoặc nhiều người sống “đạo đức giả” nịnh bợ này nọ, trước mặt thì khác sau lưng lại khác, người với người khó mà đối xử thẳng thắn với nhau.
“Gặp người thì giảm tuổi, gặp vật thì thêm tiền”. Câu nói này là một triết lý sống, cách sống trên đời được truyền lại từ tổ tiên của chúng ta. Cũng là nhắn nhủ đến thế hệ sau, trước khi mở miệng nói thì phải suy nghĩ xem điều này có điều gì tốt cho đối phương hay không, nếu lời nói làm đối phương bị tổn thương thì tốt nhất không nên nói.
Đăng Dũng biên tập
Nguồn: visiontimes