3 vị trí “phong thủy” trên cơ thể quyết định phúc khí và sự thành công
Cổ nhân dạy rằng: 3 vị trí này trên cơ thể còn tốt hơn cả phong thủy. Nếu biết cách khai thác bạn sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
Vị trị thứ nhất: Miệng
Không bóc mẽ thiếu sót của người khác
Mỗi người đều có sở đoản, đều có khuyết điểm và những điểm chưa hoàn thiện. Con người sống trên đời, đều cần có chút thể diện, vì thế, chúng ta không nên bóc mẽ khuyết điểm của một ai đó trước mặt người khác.
Khi bạn không nghĩ cho người khác, người khác hẳn sẽ có lúc khiến cho bạn phải khó xử. Thay vì làm những việc đó, chi bằng hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nói những lời hay ý đẹp, như thế đường đời mới càng đi càng rộng!
Không khoác lác bốc phét
Rất nhiều người hễ cứ rảnh là thích ngồi “chém gió”, khoác lác, như kiểu không nói khoa trương lên thì không thể hiện được bản lĩnh của bản thân vậy. Điều này chỉ khiến những người xung quanh cảm thấy phiền chán, không muốn tiếp xúc.
Sống trên đời, chữ “Tín” là quan trọng nhất. Làm người, cần nên nói những lời Chân thành, Thiện lương, thể hiện lòng bao dung, Nhẫn nại, như vậy, bạn mới có được sự tín nhiệm của mọi người.
Không nói những lời thừa
Có việc gì thì nói, không có việc gì hãy giữ im lặng, duy trì trạng thái điềm tĩnh thay vì tuôn ra một tràng những lời chẳng ai muốn nghe, thậm chí là khó chịu.
Thực tế chứng minh, lời nói ra phải đúng người đúng việc mới có thể gia tăng sức hút của bản thân.
Trong cuộc sống, những lời nói cho thấy sự am hiểu và cảm thông một cách tinh túy, sâu sắc mới được người khác đón nhận, yêu thích.
Vị trí thứ hai: Tâm
Hãy vun đắp một trái tim lương thiện
Lương thiện là thiên tính của mỗi con người, là yếu tố căn bản nhất để hình thành nên một con người. Con người sống ở trên đơi, mất đi sự lương thiện là mất hết.
Ác giả ác báo, thiện hữu thiện báo, có một trái tim lương thiện, làm việc thiện, cuộc đời bạn nhất định sẽ ngày càng tốt đẹp.
Một người có thể không giàu có, không nổi tiếng nhưng không thể không có trái tim lương thiện. Mất đi yếu tố này, con người đã đánh mất cái gốc rễ căn bản nhất.
Hãy thường xuyên gieo lương thiện để cuộc sống của chúng ta luôn gặp những điều tốt đẹp và hạnh phúc. Sống thiện lương, chính là “phong thủy” tốt nhất của một người.
Vun dắp một trái tim khiêm tốn
Khiêm tốn là sự khởi đầu của thiện lương, ích kỷ, kiêu ngạo là ngọn nguồn của mọi tội ác.
Khiêm tốn một chút sẽ chẳng hề thiệt thòi. Người có trái tim khiêm tốn giống như cây cỏ dại, không gây cười cho thế giới bên ngoài, cũng chẳng bận tâm đến sự giễu cợt từ thế giới bên ngoài đó mà lặng lẽ tích lũy sức mạnh cho bản thân.
Khiêm tốn mà chan chứa đầy bao dung, giống như núi không chê đá nên ngày một cao, biển không chê nước mà ngày một mênh mông, rộng lớn vậy.
Vị trí thứ ba: Hành vi
Đừng đi đường tắt
Thành công không có đường tắt, nhất định phải hết sức nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu.
Những người sử dụng đủ các loại mánh khóe, không từ thủ đoạn để đạt được những mục đích, lợi ích cá nhân, mặc dù nhất thời có vẻ như đạt được một vài kết quả tốt nhưng nền móng không vững chắc, cuối cùng sẽ không có kết quả lý tưởng.
Không hại người để làm lợi cho mình
Làm tổn hại cho người khác, mưu lợi cho bản thân là việc tuyệt đối không nên làm. Việc này có thể đem lại lợi ích trước mắt, nhưng về đường dài, bạn sẽ nhận ra bản thân chỉ còn bàn tay trắng.
Bạn cho rằng bạn kiếm chác, hưởng lợi từ việc làm của mình nhưng bạn có biết rằng, bạn đang bán rẻ nhân cách của bản thân?
Giữa người với người, cần đối đãi chân thành với nhau. Bởi là trái với đạo lý, sớm muộn cũng phải trả giá.
Ngôi chùa linh thiêng nhất chính là lòng người
Người có tín ngưỡng luôn tâm niệm trong tâm: “Mình sống có đức thì ở đâu, làm gì Thần Phật cũng sẽ biết hết”.
Người xưa cũng có câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, nếu ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được “tấm lòng” của mình thì đó là người chưa thực sự “thành tâm”. Khi ở chùa thì họ rất “thành tâm”, dâng chút lễ mọn, quỳ lạy, khấn vái xì xụp, ấy thế nhưng, ngay sau khi ra khỏi cổng chùa, họ lại đối đãi với nhau bằng trái tim sắt đá, bằng sự mưu mô và toan tính…
Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên.
Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh, cũng như khi lòng không từ bi, không thành tâm kính sợ Thần Phật thì quỳ dưới chân Thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông…thì là bất kính.
Cổ nhân có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, bởi vậy, sống trên đời, chỉ duy có giữ được sự lương thiện thì phúc báo chân chính mới tới.
Lan Hòa biên tập