Phát hiện lăng mộ Lã Động Tân trong Bát Tiên, các chuyên gia phải thốt lên sau khi mở quan tài: Điều này hoàn toàn không thể
Trung Quốc là một nền văn minh cổ đại với bề dày lịch sử hơn 5000 năm. Nhiều huyền thoại và truyền thuyết đã được hình thành trong khoảng thời gian dài này.
Những truyền thuyết này được truyền từ đời này sang đời khác, mang đến cho con người rất nhiều văn hóa tốt đẹp.
Trong đó có điển cố “Bát tiên quá hải” kể về câu chuyện 8 vị Thần vượt qua biển Đông Hải. Khi vượt biển, 8 vị thần tiên liên tục dùng pháp khí biến hóa, nên có thể bình yên vô sự vượt qua sóng lớn mãnh liệt ở Đông hải.
Tuy nhiên, vào thời cận đại ở Sơn Tây, có một người đã phát hiện ra ngôi mộ của Lã Động Tân, một trong những nhận vật trong “Bát Tiên”. Khi các nhà khảo cổ mở quan tài, họ đã hết sức ngạc nhiên và thốt lên rằng điều này sao có thể xảy ra? Không lẽ truyền thuyết là có thật? Vậy chuyện gì đã xảy ra?
1. Nguồn gốc tên gọi : “Bát Tiên”
Theo sử sách, thuật ngữ “Bát Tiên” xuất hiện lần đầu tiên vào thời Tây Hán, thời đó tên “Bát Tiên” không được gọi là “Bát Tiên”, mà là “Bát Công”, dùng để chỉ tám văn nhân nổi tiếng ở Hoài Nam.
Mãi đến thời nhà Minh, “Bát Tiên” được xác định là tám vị thần bất tử, đồng thời ghi chép họ vào cuốn “Bát tiên xuất xứ Đông du ký”, trong đó có ghi lại nhiều câu chuyện như: “Bát tiên quá hải”; Câu tục ngữ: “Chó cắn Lã Động Tân, không biết lòng tốt của người” được rất nhiều người biết đến; “Đại trượng phu, ngộ chân quyết, tu yếu chấp trì tâm mãnh liệt” đây là câu mà Chính Dương chân nhân – Chung Ly Quyền mô tả về Lã Động Tân.
Trong một lần đến Trường An, ông gặp Chính Dương chân nhân – Chung Ly Quyền. Sau khi trải qua 10 khảo nghiệm Chung Ly Quyền đã cấp cho ông kim đan, từ đó ông đắc Đạo pháp, thăng tiên, và ông được coi là tổ sư của Toàn Chân giáo.
Trong thời nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt đã xây dựng Cung điện Vĩnh Lạc cho Lã Động Tân ở Sơn Tây.
2. Những phát hiện khiến chuyên gia đau đầu
Năm 1959, một con đập được xây dựng ở trong khu vực và Cung điện Vĩnh Lạc bị buộc phải di dời. Tuy nhiên, vô tình trong thời gian đó người ta lại đào được một lăng mộ, bên trên có khắc chữ “Đại Đường thuần dương Lã công tổ mộ” (mộ phần của Lã Động Tân).
Trải qua nghiên cứu, các chuyên gia khai quật thấy rằng lăng mộ của Lã Động Tân tương đối thô sơ, ít đồ tang lễ có giá trị ngoại trừ một chiếc quan tài.
Nhưng khi quan tài của Lã Động Tân được mở ra, các nhà khảo cổ học đã vô cùng kinh ngạc, trong quan tài còn được đặt một đồng xu có khắc chữ “Thiên thánh nguyên bảo”, hai đồng xu khắc chữ ‘Tường phúc thông bảo’, bốn đồng xu khắc chữ ‘Khai nguyên thông bảo’, tổng cộng bảy đồng xu.
Điều kỳ lạ ở đây là: bảy đồng xu lại được phát hành vào các thời điểm khác nhau, trong số đó, “Thiên thánh nguyên bảo” là một đồng xu được phát hành vào thời nhà Tống, và các sử liệu ghi lại rằng Lã Động Tân là người thuộc triều đại nhà Đường. Trên bia mộ cũng ghi rõ như vậy. Điều này khiến các nhà khảo cổ học rất khó hiểu.
Nếu so lịch sử của hai triều đại thì Lã Động Tân phải sống ít nhất trên 200 tuổi, điều này khiến các nhà khảo cổ học rất khó hiểu. Bởi vì vào thời cổ đại tuổi thọ trung bình của con người chỉ có 50, nên sống đến 200 tuổi là điều không tưởng.
Một số người đã suy đoán rằng ngôi mộ của Lã Động Tân đã được di dời, nhưng không có dấu hiệu rõ ràng của sự di chuyển trong ngôi mộ, vì vậy ý kiến này đã bị bác bỏ.
Có người cho rằng Lã Động Tân sống từ thời nhà Đường đến nhà Tống, chính vì Lã Động Tân sống lâu hơn những người bình thường nên ông được tôn xưng là thần tiên.
Lã Động Tân trong thơ cổ luôn chứa đầy thần thoại. Không lẽ người này thật sự là một Đại la kim tiên (cấp bậc thần tiên trong Đạo giáo), có thể sống lâu mấy trăm năm sao? Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn.
Lã Động Tân là một vị đại thần tiên trong thần thoại, điều mà mọi người không ngờ tới là ngay cả lăng mộ của ông cũng tràn đầy bí ẩn và nó thực sự đáng để khám phá.
Đăng Dũng biên tập
Nguồn: soundofhope