Ai đứng sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?
Trong khi cả thế giới dành sự quan tâm đặc biệt đối với cuộc bầu cử tổng thống nhiều gian lận và tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Myanmar cũng đã trải qua một cuộc bầu cử nhiều biến cố.
Với việc tin rằng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội liên bang hồi tháng 11 năm ngoái, nên tối 31 tháng 1, quân đội Myanmar đã khởi xướng một cuộc đảo chính và bắt giam giới chức sắc của đảng cầm quyền, bao gồm Lãnh đạo Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi và tổng thống Win Myint.
Quân đội ngay lập tức tuyên bố Myanmar đã bị quân đội kiểm soát trong một năm. Cuộc đảo chính của người Miến Điện xảy ra đột ngột, điều đáng quan tâm là ai đứng sau nó?
Theo các phương tiện truyền thông Myanmar, hôm 28/01/2021, Ủy ban bầu cử Liên bang Myanmar đã bác bỏ cáo buộc gian lận của quân đội trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020. Động thái này có thể đã kích hoạt cuộc đảo chính quân sự của quân đội.
Trước đó, quân đội Myanmar cũng từng đe dọa sẽ hành động và không loại trừ phương án phát động đảo chính. Ngoài ra, các đường dây điện thoại và Internet ở nhiều vùng của Myanmar cũng bị cắt. Sau cuộc đảo chính, quân đội đã áp đặt thiết quân luật đối với Nay Pyi Taw và Yangon, và một số lượng lớn binh lính tuần tra trên đường phố. Không chỉ các lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar, mà lãnh đạo của nhiều đảng dân tộc thiểu số khác cũng bị bắt giữ.
Những điều này chứng tỏ cuộc đảo chính quân sự là một âm mưu được lên kế hoạch từ lâu.
Trước đó, hồi tháng 11 năm 2015, hơn 30 triệu cử tri trên khắp Myanmar đã bỏ phiếu lần đầu tiên, sau 25 năm, trong một cuộc bầu cử tự do thực sự. Cuối cùng, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã giành chiến thắng, người chỉ huy thực sự của chính phủ Myanmar. Đó là một sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ từ cựu TT U Thein Sein, người xuất thân trong quân đội, cho chính phủ Aung San Suu Kyi.
Để đảm bảo rằng chính phủ Myanmar không còn bị kiểm soát bởi tập đoàn quân sự, sau khi từ chức, tướng Thein Sein đã đi đầu trong việc nêu gương. Ông chuyển đến Pyin Oo Lwin ở miền trung Myanmar với tư cách là một nhà sư, tránh xa chính trường.
Chính phủ Hoa Kỳ đã rất nỗ lực để dân chủ hóa Myanmar. Hồi tháng 11 năm 2012, Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Obama và đảng của ông đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Myanmar. Sau khi chế độ Myanmar chuyển đổi dân chủ vào năm 2015, quan hệ Myanmar – Mỹ đã trở nên thân thiết hơn, sau đó, Mỹ dần dần nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar và hỗ trợ nhiều cho Myanmar.
Sau khi thực hiện dân chủ, Myanmar đã bước vào một chuỗi trạng thái bình thường, và có sự trao đổi thường xuyên hơn với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, quan hệ Myanmar-Trung Quốc đã khủng hoảng do các nguyên nhân chính trị, tư tưởng và nhiều lý do khác.
Rõ ràng, cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar này không thể thiếu sự can thiệp của Bắc Kinh. Kể từ khi ĐCSTQ thực hiện chính sách Một vành đai, một con đường, Myanmar, với tư cách là quốc gia được hưởng lợi, đã nhận được một lượng lớn viện trợ từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn không thể giành được ưu thế tuyệt đối trước chính phủ Myanmar, do bà Aung San Suu Kyi kiểm soát, đặc biệt là lực lượng quân sự.
Việc chậm tiến độ của các dự án có mục tiêu của Trung Quốc, rõ ràng là một trong những lý do khiến ĐCSTQ dần thất vọng với chính phủ của bà Aung San Suu Kyi. Đối với chế độ Cộng sản Trung Quốc, họ thích đối phó với các thành viên của chính phủ quân sự Miến Điện hơn. Sự thoái trào chính trị có lợi hơn cho việc ĐCSTQ thâm nhập vào Myanmar.
Ngoài ra, thời điểm diễn ra các thay đổi chính trị ở Myanmar cũng rất thú vị,cuộc đảo chính diễn ra trùng với thời điểm chính quyền Biden lên nắm quyền,chính phủ mới này vẫn chưa thể giải quyết được nhiều vấn đề nội bộ của nước Mỹ, nên sẽ có ít khả năng “chăm sóc chu đáo” đến cuộc đảo chính ở Myanmar hơn.
Thực tế thì Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar từ những năm 1990. Các biện pháp trừng phạt đã khiến cho quân đội Myanmar khốn đốn. Bên cạnh đó, để phòng mọi rủi ro, phải có một ô dù vững chắc, và ĐCSTQ là hậu thuẫn hợp lý của quân đội Myanmar.
Việc ĐCSTQ xúi giục cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar dường như là một hoạt động kinh doanh có lợi nhuận khác. Cuộc đảo chính quân sự của ĐCSTQ ở Myanmar đã khiến Hoa Kỳ bối rối. Đồng thời, nó cũng đang dò xét, thử nghiệm tốc độ phản ứng của chính quyền Biden. Joe Biden luôn coi mình là một nhà đấu tranh dân chủ. ĐCSTQ đang kiểm tra xem Hoa Kỳ đang xoa dịu hay miễn cưỡng với Đông Nam Á. Cuộc đảo chính của Myanmar rất thích hợp để ĐCSTQ dò đường.
Cùng với cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, ĐCSTQ đã cử ông Dương Khiết Trì, đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, kêu gọi Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác Trung-Mỹ, vì lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ có liên quan mật thiết, mong chính phủ mới của Hoa Kỳ tháo gỡ những rào cản đang cản trở giao lưu giữa hai nước.
Trên thực tế, ĐCSTQ đã chuẩn bị cho sự thay đổi quân sự ở Myanmar vài tháng trước đó, dựa trên các dấu hiệu sau. Thứ nhất, ĐCSTQ tuyên truyền là để ngăn chặn dịch bệnh nên đã xây dựng một bức tường ở ngã ba Vân Nam và Myanmar, nhưng dường như là dùng nó để ngăn chặn sự hỗn loạn mà Myanmar có thể lan sang Trung Quốc trong cuộc đảo chính.
Thứ hai, trước thềm cuộc đảo chính ở Myanmar, hôm 12/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị đã đến thăm Myanmar và đã gặp gỡ Tổng thống Myanmar, ông Win Myint, Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi, và còn tổ chức một cuộc họp với ông Min Aung Hlaing, lãnh đạo quân đội Myanmar thân Bắc Kinh.
Dấu hiệu nữa là thái độ của chính quyền Bắc Kinh đối với cuộc đảo chính ở Myanmar. ĐCSTQ giữ thái độ cực kỳ ôn hòa, đối lập với những chỉ trích mạnh mẽ của chính quyền các nước phương Tây. Trong một cuộc họp báo hôm ½, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, ông Uông Văn Bân cho biết: “Chúng tôi đã thấy những gì xảy ra ở Myanmar và đang tìm hiểu thêm về tình hình của họ. Trung Quốc là nước láng giềng hữu hảo của Myanmar, chúng tôi hy vọng các bên ở Myanmar sẽ xử lý thỏa đáng sự bất đồng trong khuôn khổ pháp luật và Hiến pháp, để duy trì ổn định chính trị và xã hội”.
Trong trò chơi của ĐCSTQ, đáng thương nhất vẫn là người dân Myanmar, bởi đất nước này vừa mới dân chủ hóa được vài năm, đã bị ĐCSTQ kéo xuống vực sâu. Không biết mất bao lâu nữa, Myanmar mới lại được yên bình, khi phải hứng chịu khó khăn kép từ cuộc đảo chính và đại dịch VPVH. Câu trả lời là, chừng nào DCSTQ còn, thì nhân loại vẫn còn bị lừa gạt, đau khổ, và bất hạnh. Mong rằng người dân Myanmar và các dân tộc trên thế giới, sẽ nhìn rõ bộ mặt lưu manh, tà ác của DCSTQ, cùng chung tay hành động để cứu vớt nền dân chủ, hòa bình và bảo vệ chính nghĩa vốn có!