Bài học làm người, hai cơ hội trong cuộc sống
Trong cuộc sống, dù gặp chuyện gì trong đời cũng sẽ có hai cơ hội. Một là cơ hội tốt và hai là cơ hội xấu. Cơ hội tốt che giấu cơ hội xấu, cơ hội xấu che giấu cơ hội tốt. Điều quan trọng là cách chúng ta đối xử với nó với loại tầm nhìn, loại tâm lý và loại quan điểm nào?
Một sinh viên mới tốt nghiệp trung học từ California, Hoa Kỳ, đã được nhập ngũ theo luật trong Hiệp định Mùa đông 2003, và anh ấy sắp phục vụ trong Lực lượng Thủy quân lục chiến khó khăn và nguy hiểm nhất.
Chàng trai trẻ đã lo lắng kể từ khi biết tin mình được Thủy quân lục chiến lựa chọn. Khi người ông dạy tại Đại học California nhìn thấy cháu trai của mình có vẻ bất an, ông đã khai sáng và nói: “Con tôi, không có gì phải lo lắng cả. Khi con đến Thủy quân lục chiến, con sẽ có hai cơ hội. Một là ở trong bộ phận nội vụ. Một là được giao cho bộ phận hiện trường, nếu được giao cho bộ phận nội vụ, không cần phải lo lắng về việc đó”.
Người thanh niên hỏi ông của mình, “Nếu cháu được chỉ định đến sở hiện trường thì sao?”
Ông nội nói: “Vậy thì cũng sẽ có hai cơ hội, một là ở lại Hoa Kỳ, hai là được phân bổ về căn cứ quân sự ở nước ngoài. Nếu được phân bổ ở lại Hoa Kỳ thì phải lo gì?”
Người thanh niên hỏi: “Vậy nếu cháu được giao nhiệm vụ ở căn cứ nước ngoài thì sao?”
Ông nội nói: “Cũng có hai cơ hội. Một là được giao cho một đất nước hòa bình và thân thiện, hai là được giao cho một khu vực gìn giữ hòa bình. Nếu cháu được giao cho một đất nước hòa bình và thân thiện, đó là một điều tốt điều cần biết ơn”.
Người thanh niên hỏi: “Ông ơi, nếu chẳng may cháu được phân vào khu vực gìn giữ hòa bình thì sao?”
Ông nội nói: “Vậy thì cũng có hai cơ hội, một là an toàn trở về, hai là không may bị thương, nếu có thể bình an trở về, vậy lo lắng cũng bằng thừa”.
Người thanh niên hỏi: “Nếu chẳng may cháu bị thương thì sao?”
Ông nội nói: “Cháu cũng có hai cơ hội. Một là còn có thể cứu được tính mạng, hai là thuốc chữa không hiệu quả, nếu còn cứu được tính mạng, cháu còn lo lắng điều gì?”
Người thanh niên hỏi lại: “Nếu chữa không hiệu quả thì sao?”
Ông nội nói: “Vẫn còn hai cơ hội, một là chết như một vị anh hùng dân tộc, vì dám xông pha chiến đấu, hai là núp ở đằng sau nhưng chẳng may chết đi. Tất nhiên là cháu sẽ chọn người trước. Vì cháu sẽ trở thành anh hùng, cháu còn lo gì nữa?”
Trong cuộc sống, dù gặp chuyện gì trong đời cũng sẽ có hai cơ hội. Một là cơ hội tốt và hai là cơ hội xấu. Cơ hội tốt che giấu cơ hội xấu, cơ hội xấu che giấu cơ hội tốt. Điều quan trọng là cách chúng ta đối xử với nó với loại tầm nhìn, loại tâm lý và loại quan điểm nào?
Nếu bạn nhìn nó với một thái độ lạc quan, rộng mở và tích cực thì những cơ hội xấu cũng sẽ trở thành cơ hội tốt. Nếu bạn đối xử với nó với tâm lý tiêu cực, suy đồi, bi quan và thất vọng, thì cơ hội tốt cũng sẽ bị coi là cơ hội xấu. Luôn có hai cơ hội trong cuộc sống. Đối với những người lạc quan và cởi mở, cả hai đều là cơ hội tốt. Đối với những người bi quan và chán nản, có thái độ tiêu cực, cả hai đều là cơ hội xấu.
Có một câu danh ngôn: “Kẻ hèn nhát chết nhiều lần trước khi chết thật sự”. Trong cuộc sống của mỗi người đều có thể phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm. Nếu cứ gặp khó khăn thử thách là nhụt chí và run sợ, vậy thì cá nhân đó đã thực sự đánh mất chính mình, điều đó khác chi gì cái chết.
Con người là là chân quý nhất, là anh linh của vạn vật, là chúa tể của muôn loài, vậy mà hễ gặp thách thức là thần hồn át thần tính, hồn phách bay hết cả, vậy thì người đó có xứng đáng làm người? Trong câu chuyện kể trên, người ông đã dạy cho cháu mình một bài học về cách để làm người, khi đối diện với thử thách. Hãy cứ lạc quan, khi đối diện với khó khăn, nguy hiểm. Nếu gặp tình huống hiểm nghèo nhất, hãy cứ hiên ngang, cháu sẽ trở thành một người anh hùng.
Theo dusheng.org
Kiên Tấn