Các đường Kinh lạc bị ứ tắc, nguyên nhân của mọi bệnh tật
Sự lưu chuyển của khí trong các đường kinh lạc đóng vai trò là kênh cung cấp năng lượng trong cơ thể. Do đó sự sống, sức khỏe của con người phụ thuộc vào sự vận hành của khí trong các đường kinh lạc. Nếu khí bị ứ tắc ở chỗ nào đó, lập tức cơ thể người ở đó gặp vấn đề, có thể gây ra sự rối loạn trong cơ thể, thậm chí có thể sinh ra các loại bệnh tật khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Các đường kinh mạch, lạc mạnh là gì?
Các đường kinh mạch và lạc mạch được hiểu là hệ thống tuyến đường lưu thông khí trong cơ thể con người, trong đó các đường kinh mạch là các tuyến chính, các đường lạc mạch là các tuyến phụ.
Hệ thống đường kinh lạc trong cơ thể rất dày đặc, thậm chí còn nhiều hơn cả huyết quản, tại các khoang trống không có các phủ tạng trong cơ thể, không có huyết quản nhưng vẫn có hệ thống đường kinh lạc.
Vai trò của các đường kinh lạc
Sự lưu chuyển của khí trong các đường kinh lạc đóng vai trò là kênh cung cấp năng lượng trong cơ thể. Do đó sự sống, sức khỏe của con người phụ thuộc vào sự vận hành của khí trong các đường kinh lạc. Nếu khí bị ứ tắc ở chỗ nào đó, lập tức cơ thể người ở đó gặp vấn đề, có thể gây ra sự rối loạn trong cơ thể, thậm chí có thể sinh ra các loại bệnh tật khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Một người có hệ thống đường kinh lạc vận hành tốt thì người đó sẽ không có bệnh tật gì, ngược lại nếu hệ thống kinh lạc của người đó bị ứ tắc một hay nhiều chỗ, sẽ sinh ra rất nhiều phiền toái, các loại bệnh theo đó mà có thể phát sinh, những người bị tắc ở nhiều chỗ có thể dẫn tới tê liệt, thậm chí mất mạng.
Tại sao các đường kinh lạc bị ứ tắc
Trạng thái cảm xúc của con người có liên quan mật thiết tới sự vận hành của các đường kinh lạc.
Đông y chỉ ra rằng, các trạng thái cảm xúc như: Vui mừng, tức giận, suy tư, đau buồn, lo lắng, sợ hãi, sốc có quan hệ mật thiết với một số cơ quan nội tạng. Do đó nếu trạng thái cảm xúc lên quá độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông khí trong các đường kinh lạc, gây ra sự rối loạn của các cơ quan nội tạng liên quan. Ví dụ: Vui quá hại tim, tức giận sẽ hại gan, suy nghĩ nặng sẽ hại lá lách, quá lo lắng và buồn ảnh hưởng tới phổi, lo sợ, hoảng sợ ảnh hưởng tới thận.
Khi người ta quá vui mừng và phấn khích, điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hành của các đường kinh lạc trong quả tim, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của quả tim. Ví như một người có thể khuân vác khoảng 50 kg, tuy nhiên nếu anh ta thường xuyên phải mang vác tới 70, 80 kg, thì sức khỏe của anh ta sẽ suy giảm nhanh chóng. Các đường kinh lạc trong quả tim cũng như vậy, bắt nó làm việc quá mức là không tốt. Ngoài ra khi người ta quá phấn khích cũng ảnh hưởng tới huyết áp, tâm trạng, giấc ngủ và trí nhớ của người đó.
Cơn cuồng lộ, giận dữ của con người có liên hệ trực tiếp tới các đường kinh lạc của lá gan, ảnh hưởng tới các chức năng của gan. Trong khi lá gan là cơ quan đóng vai trò như là cơ quan giữ nhịp lưu thông khí trong cơ thể, do đó khi lá gan bị tổn thương, nó ảnh hưởng tới rất nhiều các chức năng trong cơ thể như tai, thị lực, tâm thần, có thể gây ra ù tai, chóng mặt, nhức đầu, suy giảm thị lực…Theo Đông y, hậu quả của các cơn giận dữ là cơ thể có thể bị đau do rối loạn sự lưu thông của các đường kinh lạc ở gan.
Trong cuộc sống, nếu chúng ta để ý một chút, sẽ thấy ngay ảnh hưởng của các trạng thái cảm xúc lên cơ thể chúng ta. Đặc biệt khi chúng ta lo lắng, hay hoảng sợ, lúc đó dường như chúng ta không còn tỉnh táo để nghĩ được gì, bởi vì ở trạng thái này sự vận hành của các đường kinh lạc ở thận đang bị bế tắc, chúng ta sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và xuống sức.
Tại sao ngày nay mọi người tập thiền, yoga hay khí công nhiều, bởi vì khi tập luyện các môn này, cảm xúc của con người sẽ được tiết chế, người tập ngày càng trở lên bình hòa hơn. Ở trạng thái này, sự vận hành của khí trong các đường kinh lạc sẽ trở lên ngày càng trơn tru hơn, những chỗ ứ tắc có thể được dần dần khơi thông, từ đó cải thiện sức khỏe người tập luyện.
Nếu các đường kinh lạc bị ứ tắc ở nhiều chỗ và trong thời gian lâu dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trong tới sức khỏe con người. Chúng ta biết rằng, trong Đông Y có phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu. Mục đích chính của phương pháp chữa bệnh này chính là dùng kim châm và dược liệu để đánh thông các chố ứ tắc trên các đường kinh lạc.
Bằng phương pháp châm cứu, bệnh tật của nhiều người có thể thuyên giảm hoặc tạm thời qua khỏi. Tuy nhiên gốc bệnh của con người nằm ở tâm tính. Nếu chữa trị được rồi, tuy nhiên nếu tính cách cá nhân đó vẫn không hề thay đổi, người đó vẫn không thể tiết chế cảm xúc, vẫn cứ kích động, giận giữ hay lo âu, thì rồi bệnh tình lại sẽ tái phát.
Do đó hãy tránh xa các cảm xúc phấn khích và mãnh liệt. Hãy xem nhẹ, coi nhẹ mọi sự trên đời, dẫu điều đó là gì đi chăng nữa, để luôn giữ cho mình được một được một tâm thái hòa ái, từ bi. Nếu làm được như vậy, mọi bệnh tật sẽ lẩn tránh chúng ta.
Theo visiontimes.com
Kiên Tấn