Các vấn đề mang thai có thể dự báo sức khỏe tim mạch cả hàng thập kỷ sau
Dự đoán sự xuất hiện của một em bé mới có thể làm trái tim của một người phụ nữ trở nên ấm áp. Nhưng việc mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến tim của cô ấy theo nhiều cách khác. Trên thực tế, tim bơm máu nhiều hơn bình thường khoảng 50% khi mang thai.
Theo một tuyên bố khoa học gần đây của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định rằng phụ nữ gặp phải các biến chứng về sức khỏe – bao gồm huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ – đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn sau này trong cuộc sống. Bệnh tim mạch, bao gồm các cơn đau tim, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi (hẹp động mạch ở chân) và suy tim.
Những tình trạng và biến chứng nào khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch sau này?
Cùng với huyết áp cao và tiểu đường thai kỳ, bốn vấn đề sức khỏe bổ sung trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch trong tương lai:
o Sinh non (sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
o Sinh một em bé nặng dưới 2,26kg
o Bong nhau thai (khi nhau thai tách khỏi tử cung trước khi sinh)
o Thai chết lưu (chết trẻ trước khi sinh).
Khoảng 10% đến 15% phụ nữ gặp phải những điều này hoặc các kết quả mang thai có hại khác, mà một số trong số đó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Tiến sĩ Kathryn M. Rexrode, trưởng bộ phận của Sức khỏe Phụ nữ tại Trường Y Harvard và là đồng tác giả của tuyên bố: „Những người phụ nữ khi đã gặp phải một hay nhiều những biến cố bất lợi khi mang thai nên được thông báo về nguy cơ cao sẽ gặp các bệnh về tim mạch, hơn hết hãy chia sẻ điều này với bác sĩ của họ kể cả khi họ đã trải qua quá trình sinh nở hàng chục năm về trước.“
Huyết áp cao, tiền sản giật hoặc tiểu đường khi mang thai
Tăng huyết áp thai kỳ được định nghĩa là chỉ số huyết áp từ 140/90 mm Hg trở lên sau 20 tuần của thai kỳ ở một phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó. Tình trạng này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch sau này lên 67%.
Các trường hợp nghiêm trọng hơn của huyết áp cao khi mang thai được biểu hiện bằng các dấu hiệu tổn thương gan, thận hoặc các cơ quan quan trọng khác. Được gọi là tiền sản giật, tình trạng này có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau này cao gấp 2,7 lần.
Phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong khi mang thai (tiểu đường thai kỳ) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai cao hơn 68% và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi mang thai tăng gấp 10 lần.
So với phụ nữ da trắng, phụ nữ da đen, gốc Tây Ban Nha hoặc châu Á có xu hướng có kết quả mang thai bất lợi hơn. Họ cũng có tỷ lệ các yếu tố rủi ro liên quan đến các vấn đề về tim cao hơn. Tuyên bố của AHA lưu ý rằng việc quản lý các nguy cơ liên quan đến tim là đặc biệt quan trọng đối với họ.
Điều đó có nghĩa những người phụ nữ nên tuân theo các thói quen có lợi cho tim mạch như không hút thuốc, ăn một chế độ ăn chủ yếu là thực vật, tập thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng bình thường, Tiến sĩ Rexrode nói.
Những phụ nữ có nguy cơ cao cũng nên theo dõi chặt chẽ huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu của họ để đảm bảo những điều này nằm trong giới hạn bình thường. Thay đổi lối sống hay thuốc,hoặc cả hai, có thể cần thiết để đảm bảo điều này.
Tuyên bố cũng gợi ý rằng việc chăm sóc tập trung một thời gian dài sau khi sinh – đôi khi được gọi là quý thứ tư – có thể mang lại cơ hội tốt để sàng lọc bệnh tim mạch cho phụ nữ và cung cấp lời khuyên về cách ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim trong tương lai.
Trong thời gian chờ đợi, hãy nói chuyện với bác sĩ về toàn bộ lịch sử sức khỏe của bạn – bao gồm bất kỳ lần mang thai nào – và tìm hiểu về các bước tốt nhất cho tim mạch mà bạn có thể thực hiện ngay hôm nay có thể giúp ích cả trong nhiều thập kỷ tới.
Nguồn: Havard Health Blog.
Phương Uyên phiên dịch