Cách giáo dục con cái vĩ đại nhất là ‘cảm xúc ôn hoà’ của người mẹ
Khi bạn là một người mẹ, bạn thực sự không bao giờ cô độc trong suy nghĩ của mình. Một người mẹ luôn phải nghĩ 2 lần, một lần cho bản thân và một lần cho con cái. Chẳng thế mà người ta vẫn luôn cho rằng: Làm mẹ là một nghề đẹp nhất, cao thượng nhất trong tất cả các nghề. Dù bạn có thành công trên mọi lĩnh vực nhưng vai trò làm mẹ không tròn thì khó thành công ở lĩnh vực khác.
Cách giáo dục vĩ đại nhất là cảm xúc ôn hoà, để các con dần dần lớn lên, dần dần trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm hồn, đó chính là sự thông minh của người Mẹ. Có ai đó nói rằng: “Người Mẹ tốt hơn là người thầy tốt”, vậy thế nào mới thực sự là người Mẹ tốt?
Làm một người Mẹ, hãy nhớ rằng “giữ gìn cảm xúc ôn hòa” của mình mới chính là sự giáo dục vĩ đại nhất đối với con trẻ.
1. Chữ thứ nhất: “Tĩnh”:
Nhiều Mẹ rất nhạy bén, có thể dễ dàng nhìn thấy nhiều vấn đề của con và lập tức chỉ ra, hơn nữa còn nhắc lại nhiều lần, thậm chí trước mặt nhiều người cứ nói con mình chỗ này không tốt chỗ kia không tốt. Nhưng như thế liệu đã thật sự đúng đắn?
Kỳ thực, khi Mẹ nhìn thấy ưu và khuyết điểm của con mình, đừng nên bị động, cũng đừng rối loạn. Vì sao?
Bởi vì con cái cần một người Mẹ có cảm xúc ôn hòa để nuôi dưỡng và bảo vệ, chỉ khi người Mẹ nhìn thấy ưu và nhược điểm của con nhưng vẫn bình ổn thì mới có thể cấp cho các con động lực để trưởng thành.
Cảm xúc của người Mẹ không ổn định, cả nhà cũng chao đảo dập dềnh, nếu trẻ ở trên con thuyền như vậy của người Mẹ thì chỉ một chút động tĩnh thôi cũng ảnh hưởng đến trẻ, phá vỡ trạng thái ổn định của trẻ, trẻ phải mất rất nhiều sức lực để làm dịu lại cảm xúc lo lắng trong lòng mình, vậy thì còn lại bao nhiêu năng lượng để dùng vào việc học và trưởng thành đây?
2. Chữ thứ hai: “Nhược”:
Trước mặt con, người Mẹ cần học cách thể hiện “nhược” (sự yếu mềm). Con của một người Mẹ mạnh mẽ rất khó tự tin được, sự tự tin của trẻ sẽ dần dần yếu đi với sự mạnh mẽ của người Mẹ. Những người Mẹ có thể thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm yếu trước mặt con thì con của họ sẽ tự tin và kiên cường.
Bài học dạy con tính có trách nhiệm:“Con xin lỗi cái bàn đi”
Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn 1 phút sau, tôi đi đến chiếc bàn và hỏi:
“Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?”
“Con, mẹ ơi, là con đụng!“Ồ, là con đụng à, vậy con không mau nghiêng mình với cái bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
3. Chữ thứ ba: “Từ”
Quát tháo ầm ỹ, làm một người Mẹ suốt ngày cằn nhằn sẽ khiến con cái dần dần cảm thấy thế giới này không có gì thoải mái, vui vẻ cả. Trẻ sẽ mất đi phương hướng và người Mẹ cũng sẽ không còn khả năng dạy dỗ con nữa, sẽ trở nên càng đáng sợ hơn.
Sức mạnh thật sự của một người Mẹ là sự hiền từ khiến mọi người cảm thấy lòng bao dung như biển cả, đây chính là vùng đất bao la để con trưởng thành. Hình tượng của một người Mẹ như thế chính là quy tắc dạy con, lời nói chính là phương hướng cho con.
Có câu nói rằng: “Người làm Mẹ không sợ không hiền từ, chỉ sợ là biết yêu thương mà không biết dạy con”. Một đứa trẻ học lực kém không hẳn là do trí lực kém mà là “vấn đề về cảm xúc”, học không giỏi có thể là vì bị cảm xúc tiêu cực làm phiền.
Cha Mẹ càng lo âu và nóng nảy thì kết quả học tập của con trẻ càng tệ hơn. Chỉ khi tâm trạng của trẻ bình ổn thì mới có thể tiếp thu, khám phá, tư duy lý tính, tìm tòi, sáng tạo, mới có thể thật sự ưu tú. Một người mẹ hàng ngày đến đón con từ trường về, lúc nào cu cậu cũng lên xe là tíu tít kể cho mẹ nghe hôm nay ở lớp đã có những chuyện gì, con được mấy điểm.
Hôm ấy cu cậu không nói gì cả, lên xe rồi cậu ta áp sát khuôn mặt vào lưng mẹ, tôi nghe một cảm giác run rẩy chạy khắp sống lưng. Tôi hỏi con:
Hôm nay con có chuyện gì không vui à?
Chỉ đợi có thế là nó òa lên nức nở:
Mẹ ơi, hôm nay… hôm nay con…
Biết có chuyện chẳng lành, tôi vỗ về:
Thôi nào, con trai, có gì về nhà kể mẹ nghe, mẹ sẽ không tiết lộ bí mật này đâu.
Nó thôi không nức nở nữa và khi trở về nhà nó đã sà vào lòng mẹ: Con chưa tốt, con xin lỗi mẹ…lần sau con sẽ không như thế, con sẽ học bài tốt hơn. Nếu như hôm đó tôi quát tháo nó như những người mẹ khác thì không biết điều gì sẽ xảy ra khi người lớn làm tổn thương nó. Hãy cho con trẻ một lối thoát. Lối thoát an toàn nhất là trái tim bao dung của người mẹ.
Hãy tha thứ tất cả mọi lỗi lầm của con và không bao giờ đề cập tới những sai lầm mà nó đã gây ra dù là một, hai hay nhiều sai lầm, như thế bạn đã cho con một con đường đầy tự tin. Khi trẻ đã nhận ra thiếu sót của mình và hứa thay đổi thì đó chính là nó đã trưởng thành. Hãy tin trẻ bằng một niềm tin thật sự.
Nhung Nguyễn sưu tầm