Câu chuyện đằng sau chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng
Người ta cũng hay nói những người có năng lực đặc biệt thì khi sinh ra cũng có một cái gì đó độc đáo, khác lạ.
Trường hợp của Gia Cát Lượng cũng vậy. Gia Cát Lượng lúc còn nhỏ cũng khác hẳn những đứa trẻ bình thường khác.
Gia Cát Lượng sinh ra nhưng mãi đến năm sáu tuổi vẫn không biết nói. Cha mẹ Gia Cát Lượng rất lo lắng, vì nghĩ rằng mình họ đã sinh ra một đứa con trai câm.
Cha mẹ của Gia Cát lão thường than thở rằng: Không biết họ đã làm gì tổn hại đến luân thường đạo lý mà sao lại sinh ra một đứa con như vậy?
Gia Cát Lượng là một đứa bé ưa nhìn, thông minh xuất chúng, nhưng mỗi tội không nói được. Họ đã đi khắp nơi để tìm thầy thuốc chữa trị đều không có tác dụng.
Nháy mắt trôi qua, Gia Cát Lượng đã hơn tám tuổi, nhìn thấy vẻ mặt thông minh lanh lợi này của Gia Cát Lượng, bố mẹ lại càng lo lắng cho đứa con trai câm này, tóc họ đã bạc đi rất nhiều.
Vào mùa hè năm đó, một đạo sĩ già đến làng, những đứa trẻ nhìn thấy người lạ đều háo hức ra xem có chuyện gì mới. Tiểu Gia Cát Lượng cũng ở trong đám trẻ con, chạy theo xem vị đạo sỹ.
Lão đạo sĩ đã có những công năng biệt nên chỉ cần nhìn thoáng qua đã thấy khí chất phi thường của tiểu Gia Cát Lượng này, vì vậy liền cùng tiểu Gia Cát Lượng đến nhà Gia Cát Lượng.
Khi bố mẹ cưa Gia Cát Lượng thấy vị đạo sỹ thì họ đã tiếp đón rất nồng hậu.
Chuẩn bị cơm nước mời vị đạo sỹ. Trong bữa ăn, chủ nhà và khách đều nói về căn bệnh câm này của Gia Cát Lượng .
Vị đạo sỹ nói rằng bệnh câm của tiểu Gia Cát Lượng có thể chữa khỏi, nhưng Gia Cát Lượng phải làm đệ tử của ông và cùng lên núi để tu luyện.
Bố mẹ Gia Cát Lượng nghĩ phải xa con cũng buồn, nhưng nghĩ đến việc tu luyện là một việc vô cùng ý nghĩa nên họ sẵn sàng đồng ý.
Gia Cát Lượng dập đầu xuống đất ba lần để nhận vị đạo sỹ làm Sư phụ và sau khi Gia Cát Lượng đứng dậy, thật ngạc nhiên ông có thể nói chuyện bình thường.
Bố Mẹ Gia Cát đều há hốc miệng ngạc nhiên, cho rằng đứa con trai mình có căn cơ, sẽ nói sau khi bái kiến sư phụ. Như thế họ vui vẻ để lão đạo sĩ nhậnTiểu Gia Cát Lượng làm đệ tử để chuyên tâm tu hành.
Kể từ đó, Gia Cát Lượng bái lão đạo sĩ làm sư phụ. Bất chấp gió mưa, hàng ngày Gia Cát Lượng đều lên núi nghe giảng. Cậu thông minh hiếu học, chuyên tâm ghi nhớ, sách chỉ xem qua là đã hiểu, nghe giảng xong là đã nhớ. Vì thế lão đạo sĩ ngày càng thêm quý mến cậu học trò.
Vào ngày này, khi Gia Cát Lượng xuống núi, bất ngờ có gió lớn và mưa lớn. Ngay lưng chừng núi có một ngôi chùa đổ nát, ông vội vàng vào chùa trú mưa. Không ngờ, khi vừa đến gần cổng chùa, một người phụ nữ đã chào và cho Gia Cát Lượng vào chùa. Cô gái mày nhỏ mắt to, mảnh mai kiều diễm, tựa như tiên nữ hạ phàm. Gia Cát Lượng cảm thấy bị cuốn hút bởi cô gái.
Gia Cát Lượng suy nghĩ: Trên ngọn núi này, ông đã lên xuống mấy năm, thỉnh thoảng gặp tiều phu hay thầy thuốc đi lấy thuốc, người phụ nữ xinh đẹp này làm sao có thể leo lên núi cao như vậy? Nhưng Gia Cát Lượng cũng không hề đặt tâm đến vấn đề này.
Mỗi lần ông đi ngang qua, người phụ nữ đều tiếp đãi rất nồng nhiệt, có khi hai người đánh cờ với nhau, có lúc tán gẫu, rất vui vẻ.
Đến một ngày Gia Cát Lượng cảm thấy bồn chồn trong người, đầu óc thì mê muội, nghe không ra lời sư phụ thuyết pháp. Lão đạo sĩ cầm cây gậy gõ vào đầu Gia Cát Lượng và nói: “Gió chẳng tới cây chẳng lay, thuyền chẳng rung, nước chẳng đục”.
Nói rồi chỉ vào cây cổ thụ bị rất nhiều dây mây cuốn vào ở trong sân cho Gia Cát Lượng xem. “Ngươi xem, cái cây kia tại sao sống dở chết dở, không thể tăng trưởng lên được?”
“Bởi vì dây mây cuốn rất chặt vào nó khiến nó không lớn được”, Gia Cát Lượng đáp.
“Đúng rồi, cái cây này ở trên núi, nơi đất đá khô cằn, rất cực khổ nhưng vẫn sống tốt vì nó quyết chí mọc rễ xuống dưới, đâm cành lên trên, không sợ nóng, không sợ lạnh, nên càng ngày càng cao lớn. Thế nhưng cái dây mây chỉ cuốn một lúc mà nó đã không lớn lên được, đây gọi là ‘lạt mềm buộc chặt’ đấy!”, lão đạo sĩ nói tiếp.
Vốn thông minh nhanh trí, Gia Cát Lượng không giấu giếm mà hỏi ngay sư phụ: “Sư phụ, sao ngài biết chuyện?”.
Lão đạo sĩ nói: “Gần nước biết tính cá, gần núi rõ tiếng chim. Ta xem thần sắc ngươi, quan sát hành động của ngươi, còn không biết tâm sự của ngươi hay sao?”.
Lão đạo sĩ bèn bảo người phụ nữ đó chính con hạc trên thiên cung . Vì ăn phải quả đào của Thái hậu, đã bị giáng xuống trần gian để chịu khổ. Ngươi thấy tướng mạo nó đẹp, nhưng nó chỉ biết có ăn ngủ thôi. Ngươi cứ thần hồn điên đảo thế này, cuối cùng chẳng làm nên trò trống gì đâu.
Gia Cát Lượng nghe xong sợ quá, vội hỏi xem phải làm sao.
Đạo sĩ đưa cho Gia Cát Lượng chiếc gậy đầu rồng và dặn rằng ban đêm khi hạc lên Thiên Hà tắm, hãy dùng lửa đốt quần áo của nó để nó không biến thành mỹ nữ để dụ người.
Nhưng nếu Hạc phát hiện ra sự bất ổn sẽ quay lại chỗ y phục ngay, để đối phó với nó thì ngươi hãy dùng chiếc gậy đầu rồng này đánh nó.
Gia Cát Lượng nhớ đến lời dặn của sư phụ, ban đêm đi đốt quần áo của con hạc. Nhìn thấy ngọn lửa trong Chùa, con hạc đã lao nhanh từ Thiên Hà xuống và mổ mắt Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đã nhanh tay cầm lấy cây gậy đầu rồng đánh con hạc, con hạc ngã xuống đất, Gia Cát Lượng chạy ra tóm lấy con hạc thì con hạc liều mạng thoát ra và bay lên không trung. Gia Cát Lượng chỉ tóm được lông đuôi của con hạc .
Để nhắc nhở bản thân không lãng phí việc học, Gia Cát Lượng đã làm một chiếc quạt từ lông đuôi con hạc và luôn mang theo bên mình để nhắc nhở bản thân.
Từ đó Gia Cát Lượng bắt đầu tập trung cao độ chăm chỉ học hành cho đến khi gặp Lưu Bị ở ngôi nhà tranh và ông quyết định phò tá Lưu Bị.
Việc Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị chắc chắc cũng không phải là sự cao hứng ngẫu nhiên. Đó là bởi vì Gia Cát Lượng là người rất tinh thông bói toán, là người có thể nhìn thấy tương lai các sự kiện lớn.
Trên thông thiên văn, dưới hiểu địa lý, hô phong hoán vũ, không gì làm không được đã trở thành danh hiệu mà đời sau dành tặng ông
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope