Cây mắc cỡ có thể chữa được những bệnh gì?
Cây mắc cỡ là cây thuốc nam mọc hoang ở khắp các tỉnh thành trên nước ta. Tuy nhiên người ta chỉ xem nó là loại cỏ dại nhưng không hề biết những tác dụng chữa bệnh mà nó mang lại. Cây thuốc nam này có tác dụng giúp giảm động kinh, giảm đau, điều trị chứng mất ngủ,…Để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng, nơi bán cây mắc cỡ. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Những đặc điểm cơ bản về cây mắc cỡ.
Cây mắc cỡ là một vị thuốc nam mọc ở rất nhiều nơi ở nước ta. Chắc hẳn ai cũng đã từng vô tình dẫm vào nó nên cũng không xa lạ với loại cây này nữa. Là loại cây có nhiều tác dụng quí trong y học nói chung và y học cổ truyền nói riêng. Nó có rất nhiều tên gọi như cây trinh nữ, cây thẹn,… Sở dĩ nó có tên gọi mắc cỡ là vì mỗi khi chúng ta chạm vào nó thì ngay lập tức tán lá sẽ khép lại mà nằm xuống sát đất, điệu bộ này giống như là một nàng thiếu nữ e thẹn. Nó có tên khoa học là Mimosa pudicaL thuộc họ Trinh nữ.
Hình dáng bên ngoài của cây mắc cỡ: Là loại cây mọc sát đất, thân có nhiều gai nhọn, phân thành nhiều nhánh. Lá cây có màu xanh thẩm, lá kép lông chim, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khẽ đụng vào là lá rũ xuống cụp lại. Mỗi lá mang khoảng 20 đôi lá chét. Hoa mắc cỡ có màu tím nhạt pha một chút hồng hồng, nhỏ, mọc tập trung tại nách lá. Có cụm quả hình ngôi sao, quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng. Mùa hoa nở rộ thường vào tháng 6 – 8 hàng năm.
Nơi phân bố và thu hái, chế biến
Là loài cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới được phân bố rộng rãi khắp các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, nó mọc hoang ven các đường đi hoặc các bãi cỏ bờ bụi ở khắp các vùng nông thôn.
Để làm thuốc, người ta thu hái toàn bộ cây. Tuy nhiên, cành và lá cây thu hái vào mùa khô, có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Còn rễ cây được thu hái quanh năm, sau đó đem rửa sạch loại bỏ tạp chất, cắt lát mỏng và đem đi phơi khô bảo quản dùng dần.
Thành phần hoá học trong cây mắc cỡ
Một số nghiên cứu báo cáo về cây mắc cỡ đã công bố rằng trong cây có chứa chất alkaloid bao gồm Mimosin và selen. Ngoài ra còn chứa chất flavonoid, các alcol, các axit amin, các acid hữu cơ. Bên trong hạt có chứa một số chất nhầy, lá tiết ra chất dịch tương tự như adrenalin. Trong lá và quả đều có chứa chất selen.
Tác dụng của cây mắc cỡ trong y học
Là loại dược liệu được nhiều người biết đến, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả những nước trên thế giới đều sử dụng chúng để điều chế thuốc chữa bệnh hiệu quả. Sau đây là một số công dụng của cây mắc cỡ trong y học thế giới:
Cây mắc cỡ có chứa hoạt chất có tác dụng chống lại nọc rắn độc:
Một nghiên cứu tại ĐH Tezpur (Ấn Độ) năm 2001 đã ghi nhận các dịch chiết từ rễ của cây mắc cỡ có khả năng trung hòa nọc rắn độc, bên cạnh đó nó làm ức chế các độc tính tác hại của nọc rắn hổ mang Naja kaouthia.
Tác dụng chống co giật của cây mắc cỡ
Các báo cáo nghiên cứu của một nhóm chuyên ghi nhận dịch chiết từ lá cây mắc cỡ khi chích qua màng phúc toan (IP) của chuột thì thấy cơ thể của chuột có thể chống lại sự co giật gây ra bởi pentylentetrazol và strychnine. Bên cạnh đó, nó tác dụng đối kháng với các phản ứng về tâm thần gây ra bởi N-methyl-D-as partate.
Tác dụng ngăn ngừa chứng trầm cảm (antidepressant) của cây mắc cỡ
Nghiên cứu tại ĐH Veracruỳ (Mexico) ghi nhận nước chiết từ lá cây mắc cỡ có tác dụng chống trầm cảm khi thử trên chuột. Ngoài ra, nó còn công dụng giúp ngăn ngừa các chứng lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh
Tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt
Tại Ấn Độ, bột rễ cây mắc cỡ khi cho uống qua đường bao tử, làm thay đổi chu kỳ kinh của chuột cái Rattus norvegicus. Dịch chiết từ lá mắc cỡ bằng ethanol, có tác dụng giúp hạ lượng đường trong máu rất đáng kể.
Ngoài ra, cây mắc cỡ còn có tác dụng:
-Tác dụng an thần, dịu cơn đau, hạ nhiệt, tiêu viêm
– Điều trị chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ
– Điều trị viêm phế quản, viêm kết mạc, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, phong tê thấp.
Cách sử dụng cây mắc cỡ hiệu quả
Cách dùng cây e thẹn này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng 6 – 12g cành lá khô sắc uống mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Dùng ngoài da giã nát để điều trị chấn thương, viêm mủ da.
Rễ cây thái mỏng sắc uống mỗi ngày 200g để điều trị sốt rét, hen suyễn, dùng gây nôn.
Ở Đôminica, người ta dùng nước hãm cây mắc cỡ để điều trị bệnh phổi.
Những ứng dụng của cây mắc cỡ
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, có tác dụng an thần, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra, nó còn được dùng để điều trị các chứng bệnh sau:
Điều trị suy nhược thần kinh, bệnh rối loạn giấc ngủ
Bạn chỉ cần dùng mắc cở 20g, cúc bạc dầu 20g, chua me đất 40g sắc với 500ml nước, dùng để uống hàng này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Dùng cây mắc cỡ điều trị viêm phế quản mãn tính:
Dùng 35 g mắc cỡ, rễ lá cẩm 18g sắc với 500ml nước. Lọc lấy nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày.
Cây mắc cỡ dùng để điều trị đau mỏi gân xương:
Dùng rễ cây mắc cỡ đem rang lên, sau đó lấy rượu tẩm một ít lên phần rễ vừa rang sắc uống dùng riêng hoặc dùng kèm với rễ cúc tần và bưởi bung, rễ cây Đinh lăng, cam thảo dây.
Điều trị huyết áp cao
Dùng 10g Hà thủ ô, 8g bông sứ cùi, 8g câu đằng, 7g Tang ký sinh, 7g Đỗ trọng, 8g cây mắc cỡ, hạt Muồng ngủ 7g, 7g kiến cò, 5g địa long sắc uống. Có thể tán thành bột hoặc chế thành viên thuốc uống mỗi ngày.
Điều trị động kinh
Lấy toàn bộ cây mắc cỡ cả lá, thân, rễ phơi khô 25g, cây cau đằng 12g sắc lấy nước uống dùng trong ngày nhất là khi đang lên cơn co giật.
Làm thuốc giải độc mát gan từ cây mắc cỡ
Để giải độc làm mát gan, bạn chỉ cần lấy 50g mắc cỡ sấy khổ sắc lấy nước uống trong ngày nhiều lần.
Chữa viêm phế quản mãn tính từ cây mắc cỡ
Dùng rễ cây mắc cỡ 90g sắc với 550 ml nước để cạn còn 100ml nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày khoảng 10 ngày là khỏi.
Chữa bệnh zona (dời theo dân gian) từ bài thuốc cây mắc cỡ
Bạn chỉ cần lấy phần lá của cây mắc cỡ đem đi giã nát, rồi đắp vào vùng bị bệnh.
Chữa đầy bụng chậm tiêu
Lấy lá và cành của cây mắc cỡ 17g, thần khúc 13g, bạch thược ,mạch nha mỗi thứ 15g sắc thành 2 lần uống dùng sau bữa ăn. Dùng từ 3 đến 5 ngày.
Trị mất ngủ
cây mắc cỡ điều trị mất ngủ, đau đầu hiệu quả
Chữa khí hư ra nhiều, có mùi hôi
Dùng rễ cây mắc cỡ tươi đem đi giã nhuyễn rồi ép lấy nước uống ngày 3 lần
Chữa đau xương khớp, tê tay chân từ cây mắc cỡ
Dùng cây mắc cỡ 10g, thân cây ớt lá to 10g, rẽ khúc khắc, thân cây bọt ếch mỗi thứ 12 g. 7g rễ bạch đồng nữ, 8g quả tơ hồng vàng. Tất cả đem đi sắc qua hai lần nước để thành cao hơi lỏng dùng 2 đến 3 lần ngày. Hoặc có thể dùng công thức đơn giản hơn như sau: lấy rễ cây xấu hổ 10g, 5g lá cối xay, 5g rau muống biển, 5g lạc tiên, lá lốt 3g. Tất cả sắc lấy nước uống.
Lưu ý: Tác dụng của cây mắc phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người mà sẽ có hiệu quả nhanh hay chậm
Những đối tượng sử dụng cây mắc cỡ
Người mắc chứng mất ngủu thường xuyên, hoặc giấc ngủ không ngon chập chờn.
Người mắc hứng động kinh
Người bị thoái hoá khớp, đau nhức khớp.
Những người thường xuyên dùng bia rượu gây nóng gan
Biên tập: Thiên Hà