Chỉ cần bạn dũng cảm, thì dù gió nổi ở đằng đông hay tây cũng chẳng có gì đáng sợ
Người sĩ diện cao sẽ không chịu được nhục nhã. Biết trọng cái thể diện của mình, ở một mức độ nào đó, là một đức tính tốt. Nhưng nếu cực đoan quá thì sẽ dẫn đến việc quá coi trọng thanh danh mà bỏ mất cơ hội của mình.
Chúng ta rất hay hối tiếc và hay nói rằng nếu biết thế này thì đã không làm thế kia.Thực ra chúng ta hiểu rõ rằng, đánh mất và hối hận chẳng qua chỉ là cái đuôi vô dụng của những ai không thể vứt bỏ sĩ diện.
Quá nửa đời người, trải qua mọi thứ, chúng ta mới dần dần hiểu rằng, chỉ cần có đủ kết quả là được, quá trình thế nào đến mấy cũng chẳng quan trọng.
Bởi nếu bạn không có ý trí, bạn sẽ dần mất đi những cơ hội, và sẽ có người dành lấy cơ hội ấy. Khi bỏ lỡ rồi hối hận mới là kết cục mà chúng ta khó lòng chịu đựng được nhất. Vậy nên, chúng ta tuyệt đối không nên coi thường những người có ý trí, ý trí càng tốt bao nhiêu thì đường đi càng rộng.
Thất bại vì sĩ diện
Với người ưa sĩ diện, anh ta sẽ không chịu được sự xúc phạm của người khác, anh ta cũng sẽ không bao giờ hạ mình nhận sai. Nếu đối thủ biết được tính cách này, chắc chắn họ sẽ nghĩ cách để xúc phạm, rất dễ để anh ta mất đi lý trí
Kỳ thực, khi đứng trước hạnh phúc, thể diện không đáng một xu. Trong cuộc sống hiện thực, nhiều người thường nghĩ có thể diện là có tất cả, có thể diện mới đủ tự tin để ngẩng cao đầu.
Người xưa có câu “chết vì thể diện, bệnh sĩ chết trước bệnh tim”. Những người quá coi trọng thể diện, thường sẽ vì thể diện mà đánh mất những cơ hội tốt.
Thể diện là da, tự trọng là xương. Nhiều người bị đánh đồng da và xương là một, cũng lại vì tự ti, không muốn ai lên tiếng hoài nghi năng lực của họ. Đó chính là lý do vì sao rất nhiều người thà rằng tức giận chứ nhất quyết không nhận sai sót về mình. Bởi vì để nhận sai, cần phải có dũng khí phi thường mà chỉ những người can đảm mới bỏ qua sĩ diện để nhìn nhận thiếu sót của bản thân.
Nhưng thực tế là, những người vì muốn được người khác khẳng định và ngưỡng mộ mà không ngừng mở rộng cuộc sống của mình, khiến trong tâm phải gánh chịu quá nhiều gánh nặng thể diện.
Vậy nên, những người sống mệt mỏi không phải là sống vì lòng tự trọng mà là vì không thể vứt bỏ thể diện và luôn tiếc nuối hư vinh.
Buông bỏ thể diện, bạn sẽ đắc được nhiều hơn
Chẳng dễ mà buông bỏ được thể diện, nó có thể khiến chúng ta cảm thấy tủi nhục, cảm thấy bị đời bỏ quên, cảm thấy như thế giới không còn ai nhìn thấy sự tồn tại của mình.
Thế nhưng những gì có được sau khi vứt bỏ thể diện lại vô cùng nhiều. Chúng ta biết được cần phải làm gì cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa: một là biết lựa chọn như thế nào, hai là biết phải kiên trì như thế nào và ba là hiểu phải trân trọng như thế nào.
“Bánh từ trên trời rơi xuống” chẳng qua chỉ là một giấc mơ ngắn ngủi, chỉ khi bản thân thực sự đủ mạnh mẽ thì mới vĩnh viễn không mất thể diện. Bởi vậy, khi bạn buông bỏ thể diện, nỗ lực vì bản thân, cũng chính là để giữ lại thể diện tốt nhất cho chính mình.
Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta bị hạn chế bởi thể diện, khiến nhiều việc chúng ta muốn làm nhưng lại không dám làm, rất nhiều việc không muốn làm nhưng bị ép phải làm. Ngày ngày đầu tắt mặt tối mà vẫn chẳng làm nên trò trống gì.
Ngược lại, những người thực sự thành công, họ không bao giờ sợ bị khinh thường. Họ tình nguyện bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất, từ những chỗ khổ nhất.
Họ sống chân thành, điềm nhiên và không phải quá bận tâm tới suy nghĩ của người khác. Họ có thể vứt bỏ mọi sự ràng buộc, toàn tâm toàn ý hướng tới mục tiêu của mình, để giành được kết quả mà mình mong muốn.
Kiên định và ý trí sẽ không sợ mất thể diện
Những người làm việc lớn, có bản lĩnh thực sự, chưa bao giờ họ quan tâm đến thể diện. Nếu bạn ngại cái này, ngại cái kia, vậy sao không ngại sống? Khi bạn không ngại với cuộc sống, với thế giới này, trưởng thành mới bội tăng từng ngày. Chỉ cần bạn đủ ý trí dũng cảm, thì dù gió nổi ở đằng đông hay tây cũng không có gì đáng sợ.
Khoảng cách giữa thất bại và thành công đôi khi chỉ là một bước cuối cùng, bạn chỉ cần bước thêm một bước, cuộc đời tự nhiên có được sự thay đổi lớn.
Người trẻ hiện nay, ai cũng muốn được như Jack Ma, nhưng không thể không thừa nhận hầu hết trong số đó không thể trở thành Jack Ma. Sự thành công của Jack Ma không chỉ nhờ vào năng lực, cơ hội mà quan trọng là không sợ mất thể diện hơn người khác.
Jack Ma lần đầu thi đại học, môn toán chỉ được 1 điểm (trên tổng số 100 điểm). Mọi người xung quanh cười nhạo ông, nhưng ông vẫn không hề do dự, đăng ký lớp ôn thi lại đại học.
Lần thi đại học thứ hai, ông chỉ được 19 điểm toán. Cha mẹ khuyên ông đừng thi nữa kẻo mất mặt, đi học nghề gì khác kiếm cơm. Nhưng Jack Ma vẫn kiên trì xin thêm một cơ hội nữa.
Lần thi đại học thứ ba, ông được 79 điểm môn toán, cuối cùng cũng đỗ vào đại học. Nếu như sợ mất thể diện, có thể Jack Ma sẽ không bao giờ vào được đại học.
Sau này, khi sáng lập Alibaba, Jack Ma còn làm tốt hơn, ông đi gõ cửa khắp nơi, quảng bá ý tưởng của mình, ông bị lườm nguýt và từ chối không biết bao nhiêu lần. Nếu như ông sợ mất thể diện, Alibaba sẽ không thể thành công như ngày hôm nay.
Ai cũng hy vọng bản thân mình tích cực có bản lĩnh. Và cách tốt nhất để có được điều này đó là không quan tâm tới suy nghĩ của người khác, làm việc bằng ý trí và làm người bằng tâm thái kiên định.
Trong thế giới này, không có cái gì là đúng sai thực sự, chỉ có tiêu chuẩn cá nhân. Nếu như lấy tiêu chuẩn của người khác áp đặt vào chính mình, ắt sẽ có ngày trở thành thứ bất thường. Cũng không phải vì thế mà chúng ta không biết lắng nghe ý kiến từ người khác để tôi luyện thêm những khuyết điểm của bản thân. Lắng nghe nhiều hơn chúng ta sẽ đắc được nhiều hơn.
Guevara từng nói: “Khi bạn biết thể diện là thứ không quan trọng nhất, tức là lúc bạn đã thực sự trưởng thành”.
Thể diện chẳng qua chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài, khi trái tim của bạn đủ mạnh mẽ để thoát khỏi lớn vỏ bọc ấy cũng chính là lúc bạn nắm giữ được nhiều cơ hội hơn. Những người quá giữ thể diện, chỉ vì sợ hãi mà tụt lại phía sau, chỉ vì tham vọng và hư vinh, mà ngày càng xa cách thành công.
Ngược lại, những người dám vứt bỏ sĩ diện, nâng cao năng lực bản thân, mặc dù nhất thời bị người khác cười chê, nhưng cuối cùng lại trở thành người có được phúc báo.
Hằng Tâm