Chúng ta không chỉ học cách cho đi, mà còn phải biết cho đúng người, đúng hoàn cảnh
Trong cuộc sống, người thông minh thật sự là người biết tiết kiệm đúng chỗ, hào phóng đúng lúc, chúng ta không chỉ học cách cho đi mà còn phải biết cho đi đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh.
Trong xã hội này, người hào phóng sẽ dễ dàng nhận được sự tán thưởng. Trong cuộc sống cũng có không ít người vô cùng rộng rãi, thích giúp đỡ người khác. Họ cảm thấy tiền chỉ là vật ngoài thân, vì vậy, dù là với mình hay với người khác, họ cũng đều không mềm tay khi tiêu tiền.
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người hào phóng, rất dễ dàng cho đi, nhưng lại không biết cho đi đúng người đúng hoàn cảnh, sự cho đi của họ trên thực tế là để thể hiện cái danh của mình trước bạn bè hoặc người khác, chứ không phải xuất phát từ sự lương thiện thật sự.
Ví dụ như có nhiều người thường thể hiện sự tính toán chi li từng đồng một mỗi khi mua hàng của những người nghèo tội nghiệp. Nhưng lại hào phóng với những người không cần tới sự hào phóng của bạn?.
Có một câu chuyện như thế này: Một cô gái hỏi người đàn ông bán dừa: “Bao nhiêu tiền 1 trái dừa vậy ông?”
Ông già bán dừa trả lời cô gái: “Thưa cô, 10 ngàn 1 trái.”
Cô gái nói: “Vậy bán cho tôi 2 trái 15 ngàn được chứ, không được thì tôi đi chỗ khác.”
Người bán dừa vội trả lời: “Cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả.”
Cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng…
Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng. 2 cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra.
Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 950 ngàn, cô gái đưa hẳn 1 triệu và nói với ông chủ quán: “Khỏi thối!”
Sự việc này có vẻ rất bình thường đối với ông chủ quán giàu có. Nhưng nó lại rất đau đớn cho người bán dừa tội nghiệp.
Tại sao chúng ta thể hiện sự tính toán chi li từng đồng một mỗi khi chúng ta mua hàng của những người nghèo tội nghiệp?.
Và tại sao chúng ta lại quá hào phóng với những người không cần tới sự hào phóng của chúng ta?.
Thực tế sự hào phóng và cho đi của cô gái đối với ông chủ giàu có là để thể hiện bản thân trước bạn bè hoặc những người xung quanh, nhưng đối với người nghèo thì cô gái lại so đo từng đồng.
Từ câu chuyện và bài học trên, chúng ta thật sự phải nhìn lại bản thân mình trong những lần so đo tính toán và những lần hào phóng cho đi. Chúng ta phải học cách tính toán đúng chỗ, hào phóng và cho đi đúng người, thì sự cho đi của bạn mới thật sự ý nghĩa.
Cũng đừng nên vì danh tiếng của bản thân, hay sự thể hiện mà hào phóng hay cho đi không đúng người, nếu như bạn cho người giàu tiền thì chẳng phải bạn đang lãng phí sao, mà người xưa đã nói rồi “tham ô không bằng lãng phí” mà.
Bạn biết không, trên thực tế người thành đạt thật sự họ không hề hoang phí, họ tùy giàu có nhưng lại biết sử dụng đồng tiền đúng mục đích, người ngoài nhìn vào thường nghĩ họ keo kẹt nhưng lại không phải như vậy.
Trong cuộc sống, người thông minh thật sự là người biết tiết kiệm đúng chỗ, hào phóng đúng lúc, chúng ta không chỉ học cách cho đi mà còn phải biết cho đi đúng lúc, đúng người, đúng hoàn cảnh.
Chân Kiến biên tập