Cuộc đời phức tạp của nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam
Trong lịch sử Trung Quốc, trải qua các triều đại chính thống chỉ có một nữ hoàng đế là Võ Tắc Thiên, trong số các quốc gia lân cận xung quanh Trung Quốc, Nga có nhiều nữ hoàng nhất, trong 100 năm đã xuất hiện 4 nữ hoàng. Nhìn về phía nam Trung Quốc là nước láng giềng Việt Nam, nơi đây cũng có một nữ hoàng trong lịch sử chẳng kém gì Trung Quốc, nhưng những gì đã xảy ra với nữ hoàng đế này thật đáng buồn.
Trước hết, khi triều đại Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc vương được gọi là “hoàng đế”, trong khi các nước nhỏ nằm trên lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn thì người đứng đầu gọi là “Vua”.
Lý Thiên Hinh (1218-1278), còn được gọi là Lý Chiêu Hoàng, là hoàng đế thứ chín và là hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Lý (1009-1225) ở Việt Nam, bà là con gái thứ hai của Hoàng Đế Lý Huệ Tông. Từ nhỏ, cô đã được vua cha Lý Huệ Tông yêu mến.
Hoàng Đế Lý Huệ Tông vào cuối đời thường hay rượu chè, lâm bệnh gần như điên loạn, không thể cáng đáng nổi việc triều chính. Tháng 10/1224 Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ – người nắm quyền lực lớn nhất trong triều đình thời bấy giờ đã buộc Hoàng đê xuống chiếu lập Chiêu Thánh làm Hoàng Thái tử, nhường ngôi cho cô công chúa mới 6 tuổi, niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Từ đây sóng gió đã phủ lên cuộc đời vị nữ hoàng nhỏ tuổi này.
Cuộc chuyển giao ngôi vị từ họ Lý sang họ Trần kết thúc vào ngày 11 tháng Chạp năm 1225 tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Chiêu Hoàng lúc đó mới 7 tuổi, được sắc phong làm Hoàng hậu, gọi là Chiêu Thánh. Ngỡ rằng từ đây cuộc đời bà chỉ có hạnh phúc nhưng người phụ nữ này lại bước vào một bi kịch.
Năm 1232, khi 14 tuổi bà sinh con trai nhưng không may thái tử mất ngay sau đó. Chiêu Hoàng ở bên chồng lâu nhưng mãi không có con nữa. Thái sư Trần Thủ Độ sợ Vua không có người thừa kế ngai vàng đã ép Trần Thái Tông phế truất ngôi Hoàng hậu của Chiêu Thánh, giáng bà xuống địa vị công chúa.
Đến năm 1258, sau chiến thắng chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất, Vua Trần Thái Tông xuống chiếu gả bà cho Lê Tần, vị tướng có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
20 năm sống với Lê Phụ Trần, Chiêu Thánh sinh được 2 người con. Con trai là Thượng vị hầu tông (có nghiên cứu cho rằng người này là danh tướng Trần Bình Trọng nổi tiếng với câu nói: Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc.
Còn con gái của bà là Ứng Thụy công chúa Khuê. Theo chính sử, trong lần về thăm quê hương Cổ Pháp (nay thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh), bà đã qua đời ở tuổi 60 và được thờ ở Đền Rồng. Điều đặc biệt là khi đó tóc bà vẫn đen nhánh, môi đỏ như tô son, đôi má vẫn hồng hào.
Có thể nói, dù từng nắm trong tay những vị trí cao nhất của một đất nước, 1 năm làm vua, hơn 10 năm làm hoàng hậu, nhưng Lý Chiêu Hoàng cũng không thể tự quyết định được tình yêu và số mệnh của mình. Cả hai lần bà đều lấy chồng theo sự sắp đặt của người khác. Nhưng ở lần thứ hai, Lý Chiêu Hoàng đã tìm được sự giải phóng và hạnh phúc thực sự, cao quý hơn chính là thiên chức làm mẹ của mình.
Theo cuốn “Lý Thái hậu thực lục”, bản thành tích chữ Hán và một số tài liệu khác cho biết: Sống với Vua Trần nhiều năm mà không có con nên Chiêu Hoàng có nỗi buồn mênh mông, cảm thấy như có điều gì đã định sẵn tự trời xanh. Lý Chiêu Hoàng đi nhiều nơi, đến đâu bà cũng bỏ tiền lập đàn cúng tế, phát chẩn giúp người nghèo.
Bà là người nhân hậu, sống từ bi, quảng đại, đã giúp dân một số vùng làm ăn sinh sống, mở mang làng xã, khuyên dân sống hòa thuận, chăm lo việc cấy cày, lễ bái.
Vì thế sau khi bà qua đời, nhân dân ghi nhớ công ơn đã dựng miếu thờ phụng cúng tế hàng năm ở làng Yên Thành (huyện Vĩnh Thuận) thuộc kinh đô Thăng Long, làng Giao Tự (nay thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), thôn Thái Đường (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Dấu chân và ân đức của bà còn đến với người dân ở nơi miền biển cho đến vùng rừng núi xa xôi như tại Hải Phòng, Thái Nguyên đến nay vẫn còn đền miếu khói nhang không dứt.
Bà vẫn được nhà Trần coi là Hoàng đế của nhà Lý. Nhà Hậu Lý trong lịch sử Việt Nam đã tồn tại hơn hai trăm năm, tương đương với thời Nam Tống ở Trung Quốc. Vương triều nhà Lý ở Việt Nam là một triều đại thống nhất hùng mạnh trong lịch sử, ở Việt Nam thời nhà Lý được coi là đã viết nên một bộ sử sách vô cùng rực rỡ.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope, danviet.vn