Đặt mục tiêu quá cao so với năng lực dễ khiến bạn nản chí
Chúng ta cần phải đặt ra mục tiêu sống cho cuộc đời mình, nhưng đừng để lòng tham, sự ganh ghét, ghen tị với người khác mà ảo tưởng rồi đặt ra mục tiêu quá cao cho bản thân rồi không đạt được lại ngã đau.
Trong cuộc sống ai cũng cần đặt ra mục tiêu phấn đấu cho cuộc đời của mình, và để đạt được mục tiêu thì cần phải có một quá trình nỗ lực phấn đấu để thực hiện.
Tuy nhiên nhiều người năng lực không đủ nhưng lại tự đặt mục tiêu quá cao cho cuộc đời mình, và khi không thực hiện được mục tiêu đã định ra thì sinh ra chán nản, tạo áp lực cho bản thân và dễ bỏ cuộc.
Trong binh pháp Tôn Tử, có viết: “Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại”.
Dựa trên ý tứ của Tôn Tử mà chúng ta có “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Đó là kinh nghiệm sống của người xưa được đúc kết, truyền lại và ngày nay chúng ta vẫn nghe, cảm nhận và hay vận dụng theo trong một hoàn cảnh nào đó, ví dụ như vận dụng trong kinh doanh, trong giao tiếp, trong đối nội, đối ngoại, trong tư vấn tâm lý…
Từ binh pháp Tôn Tử, chúng ta cũng có thể vận dụng cho cuộc sống của mình. Biết sức mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình,… để đặt ra mục tiêu hợp lý cho bản thân.
Mục tiêu chính là động lực để bạn phấn đấu, tiến về phía trước. Tuy nhiên khởi đầu mà đặt mục tiêu quá cao sẽ dễ gây áp lực cho bạn, không lượng được sức mình mà cứ cố lao đầu về phía trước, cộng với lòng tham sẽ khiến bạn dễ kiệt quệ sức lực từ đó mà nản chí, bỏ cuộc.
Có một câu chuyện như thế này: Có một vị thiền sư tu hành trong rừng núi. Tuy nhiên, trước khi đi tu hành vị thiền sư là một người có học vấn rộng nơi người thường, chính vì vậy một nhóm người đã lặn lội khắp nơi để tìm ông, muốn học hỏi một số mẹo vặt trong cuộc sống từ ông.
Một lần, khi họ đến núi sâu, họ thấy vị thiền sư sư lỗi lạc đang gánh nước từ thung lũng. Mọi người nhận thấy ông không hề gánh quá đầy nước trong thùng, mà hai chiếc thùng cũng không quá lớn.
Theo trí tưởng tượng của họ, với thân hình của mình vị thiền sư nên chọn hai chiếc thùng lớn hơn và nước cũng phải đầy ắp. Nhưng tại sao thiền sư không chọn thùng lớn hơn và đổ đầy nước hơn?.
Họ tiến đến gần và hỏi thiền sư: “Tại sao ông lại dùng thùng nhỏ và gánh ít nước như vậy?”.
Vị thiền sư lỗi lạc nói: “Cách gánh nước của tôi không phải là gánh nhiều mà là gánh cho đủ. Tham lam một cách mù quáng sẽ phản tác dụng”.
Mọi người trở nên khó hiểu hơn. Vì vậy, thiền sư yêu cầu một người trong số họ đổ đầy hai thùng nước để gánh từ con suối dưới thung lũng lên.
Tuy nhiên, người đàn ông cảm thấy rất khó khăn để gánh được hai thùng nước đầy ắp, mới đi được quãng không xa thì gánh nước lắc lư khiến người đàn ông trượt ngã, thùng nước bị vỡ, và đầu gối bị thương.
Thấy cảnh này, vị thiền sư nói: “Thùng đã vỡ thì không phải mất công mua thêm một cái thùng mới sao?. Đầu gối bị thương, đi lại khó khăn chẳng phải không thể gánh nước tiếp được sao?”.
Mọi người hỏi: “Vậy xin hỏi thiền sư, chúng tôi nên chọn gánh bao nhiêu nước thì đủ?”.
Thiền sư cười nói: “Nhìn cái thùng này. Khi mọi người nhìn vào nó, một đường kẻ đã được vẽ trong thùng. Vạch này là vạch dưới cùng, và nước không được cao hơn vạch này. Cao hơn vạch này có nghĩa là bạn đã vượt quá khả năng và nhu cầu của mình”.
Mọi người đều hỏi: “Vậy dòng dưới nên đặt là bao nhiêu?”
Vị thiền sư lỗi lạc nói: “Nói chung, càng thấp càng tốt, bởi vì mục tiêu thấp rất dễ đạt được, và lòng dũng cảm của con người không dễ nản lòng. Ngược lại, nếu đặt mục tiêu quá cao dễ khiến người ta nản chí, hiệu quả có khi ngược lại”.
Trong cuộc sống của mỗi chúng ta cũng vậy, chúng ta cần phải đặt ra mục tiêu sống cho mình. Nhưng đừng để lòng tham, sự ganh ghét, ghen tị với người khác mà ảo tưởng rồi đặt ra mục tiêu quá cao cho mình rồi không đạt được lại ngã đau.
Đặt mục tiêu hợp lý, phù hợp với năng lực của bản thân sẽ làm cuộc sống của bạn dễ thở hơn rất nhiều. Vậy nên mới có câu muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa hay đi cùng nhau…
Nguồn: Dusheng
Huy Hiếu