Dạy con như người Nhật: 8 quy tắc dạy nên đứa trẻ vừa giỏi vừa có đạo đức
Người Nhật luôn được thế giới biết đến với cách giáo dục con cái rất đặc biệt. Ở đất nước này, trẻ em sẽ được dạy dỗ theo những quy tắc tiến bộ khiến cả thế giới phải khâm phụ và ngưỡng mộ.
Trong việc uốn nắn và hình thành nhân cách, đạo đức cũng như trí tuệ của một đứa trẻ, người Nhật luôn xem gia đình là một “mấu chốt” quan trọng để có thể giáo dục những “mầm non tương lai” thành ᴄông. Vậy trong cách dạy con của người Nhật có điều đặc biệt gì? Chị em hãy cùng học hỏi và áp dụng ngay những quy tắc căn bản vô cùng hay ho dưới đây, chúng sẽ khiến cho việc dạy con nên người không còn là gánh nặng quá khó luôn khiến nhiều mẹ phải đau đầu.
Một trong những nguyên tắc người Nhật luôn chú trọng và đặt lên hàng đầu khi dạy con đó là không ép buộc bé phải trở nên xuất chúng. Từ rất lâu họ đã quan niệm rằng, một đứa trẻ không cần quá thông minh nhưng bắt buộc phải có được nhân cách tốt. Đương nhiên con học giỏi, sáng dạ, thông minh là điều rất đáng tự hào, nhưng đạo đức và nhân cách của bé còn quan trọng hơn nhiều. Vì thế, hãy nuôi dưỡng mầm nhân bản cho con ngay từ trong gia đình và ngay từ khi con đã ý thức được mọi việc xung quanh.
Không dung túng, nuông chiều thỏa hiệp với những thói quen xấu của con đồng thời thiết lập chế độ sinh hoạt nề nếp, kỹ càng. Nhiều bà mẹ có thói quen nuông chiều con sai cách, ví dụ như khi bé quấy khóc thì sẽ ngay lập tức đưa cho con điện thoại, khi con không chịu ăn liền nhanh chóng đẩy con ra ngoài chơi,… Việc này sẽ hình thành nên những thói quen không tốt đối với một đứa trẻ về lâu về dài, khiến bé ngày càng khó nuôi, cứng đầu hơn mỗi lần không được như ý.
Dạy cho con biết cảm ơn và xin lỗi càng sớm càng tốt. Mẹ hãy chú trọng giảng giải cho con hiểu giá trị của những câu “thần thú” này. Chúng sẽ giúp trẻ biết ý thức được những điều xung quanh mình, cảm thấy biết ơn khi nhận được một điều gì đó cũng như biết dũng cảm nhận lỗi, không dối trá hay giấu diếm tạo thành thói quen xấu trong tương lai.
Nếu trẻ không gây hại hoặc làm tổn thương người khác, hãy tập cho con tự giải quyết vấn đề của mình. Một trong những sai lầm khi dạy con của các bà mẹ Việt đó chính là can thiệp quá sâu vào những việc xảy ra xung quanh con. Điều này khiến cho trẻ mất đi ý thức tự bảo vệ bản thân cũng như xử lý tình huống, hay dựa dẫm vào người khác và trở nên yếu đuối, dễ thất vọng khi gặp thử thách hơn.
Đừng ngại ngần cho bé tiếp xúc với thế giới xung quanh, đừng ngại bẩn cũng đừng sợ nguy hiểm. Mẹ hãy chú ý quan sát bé kỹ càng, cho con tiếp xúc với mọi thứ trong phạm vi an toàn của mẹ nhưng cũng đừng bao bọc con quá mức. Chỉ khi cảm nhận, tự trải nghiệm những điều nguy hiểm, xấu xí, bé mới có thể tự nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm ra cách để tránh xa, phòng ngừa chúng.
Dạy con biết chờ đợi và tiếp xúc với văn hóa xếp hàng từ sớm. Đừng ỷ vào việc bé còn quá nhỏ chưa biết gì mà hãy chủ động giúp trẻ hiểu rằng, trong cuộc sống mọi người đều có sự bình đẳng như nhau. Việc dạy con biết chờ đợi, xếp hàng sẽ rèn luyện được tính kiên nhẫn, sự kỷ luật cũng như văn hóa khi ứng xử với cộng đồng của trẻ từ sớm.
Bố và mẹ luôn phải dành một khoảng thời gian riêng nhất định cho con mỗi ngày để trò chuyện, tâm sự và chơi đùa với con. Một đứa trẻ sẽ không thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nếu thiếu vắng đi sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ đấng sinh thành. Mẹ hãy nhớ rằng, những lúc vui chơi, trò chuyện thủ thỉ với con chính là thời điểm dạy con hiệu quả nhất.
Dạy con cách sử dụng tiền và tiết kiệm, chi tiêu hợp lý ngay từ khi con được 4, 5 tuổi. Đừng sợ quá sớm vì đây chính là độ tuổi thích hợp để bé hiểu được giá trị đồng tiền cũng như biết cách dùng tiền sao để không bị phung phí, tiêu hoang. Điều mẹ cần làm là theo sát và chỉ dạy con thiết lập bảng chi tiêu hợp lý, hiệu quả.
Lan Hòa sưu tầm