Dịch đạo và ngũ hành (Phần 3): Phương thức ký hiệu và hình thức tồn tại của ngũ hành
Trong cảnh giới của ngũ hành, thì tính từ khí tiên thiên (khí nguyên thủy) vi quan nhất cho đến địa cầu dưới chân chúng ta, hết thảy hình thức tồn tại, kết cấu bên trong, quan hệ bên ngoài cho đến sự biến hóa phát triển của sinh mệnh và vật chất đều là thể hiện của âm dương ngũ hành, cũng đều có thể dùng Thiên Can Địa Chi để biểu thị ra một cách đơn giản, đây cũng là nguồn gốc lý luận của tất cả các thuật số dự đoán trong văn hóa truyền thống.
Tiếp theo Phần 2
5. Phương thức ký hiệu và hình thức tồn tại của ngũ hành
Trong văn hóa truyền thống, ký hiệu bằng văn tự (chữ) của ngũ hành chính là Thiên Can Địa Chi, có tổng cộng mười Thiên Can, lần lượt là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Có tổng cộng 12 Địa Chi, lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Thiên Can là dương, Địa Chi là âm, Thiên Can là “thể”, Địa Chi là “dụng”, âm dương ở đây đều là âm dương của ngũ hành. Ngũ hành có âm dương thì Can Chi mới có âm dương.
Trong mười Thiên Can, thì Giáp và Ất thuộc hành Mộc; Bính, Đinh thuộc hành Hỏa; Mậu, Kỷ thuộc hành Thổ; Canh, Tân thuộc hành Kim; Nhâm, Quý thuộc hành Thủy. Trong mười hai Địa Chi, thì Dần, Mão thuộc hành Thổ; Tỵ, Ngọ thuộc hành Hỏa; Thân, Dậu thuộc hành Kim; Hợi, Tý thuộc hành Thủy; Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thuộc hành Thổ. Căn cứ theo lý âm dương, bên trong âm dương lại có âm dương, vậy nên trong Thiên Can Địa Chi cũng đều có âm dương.
Bởi vì số lẻ là dương, số chẵn là âm, nên trong Thiên Can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là dương; còn Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là âm. Trong Địa Chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là dương; còn Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi là âm.
Bởi vì trong ngũ hành có âm dương, vậy nên trong ngũ hành liền có thiên-địa, thời-không, ngày-đêm, nóng-lạnh; nói về vị trí, kết cấu, phương thức vận hành cũng như biến hóa phát triển của sinh mệnh và sự vật thì có: ngang-dọc, cao-thấp, trên-dưới, trước-sau, trái-phải, trong-ngoài, lớn-nhỏ, thuận-nghịch, hít-thở, động-tĩnh, vuông-tròn, hư-thực, tròn-khuyết, đầu-cuối; đối với con người và sự tình của con người, thì có: nam-nữ, cương-nhu, mạnh-yếu, sinh-tử, thật-giả, thiện-ác, xấu-đẹp, khó-dễ, thị-phi, đúng-sai, tốt-xấu, văn-võ, trí-ngu, dũng cảm-hèn nhát, chính-tà, trung-gian, tôn-ti, cao quý-ti tiện, giàu-nghèo, công-tư, tiến-thoái, thành-bại, trước-sau,…
Nói tóm lại, trong cảnh giới của ngũ hành, thì tính từ khí tiên thiên (khí nguyên thủy) vi quan nhất cho đến địa cầu dưới chân chúng ta, hết thảy hình thức tồn tại, kết cấu bên trong, quan hệ bên ngoài cho đến sự biến hóa phát triển của sinh mệnh và vật chất đều là thể hiện của âm dương ngũ hành, cũng đều có thể dùng Thiên Can Địa Chi để biểu thị ra một cách đơn giản, đây cũng là nguồn gốc lý luận của tất cả các thuật số dự đoán trong văn hóa truyền thống.
Thiên Can Địa Chi đại biểu cho trạng thái thân thể và trạng thái tinh thần của cùng một sinh mệnh và vật chất tại các thời gian, không gian các nhau; cũng đại biểu cho trạng thái thân thể và trạng thái tinh thần của các sinh mệnh và vật chất khác nhau tại cùng một không gian, thời gian. Đối với con người mà nói, phàm là vận động của hết thảy sinh mệnh, vật chất cho đến biến hóa của hình thế xã hội ở hiện tại và tương lai, thì đều là thể hiện của quy luật vận động của ngũ hành.
Nói một cách cụ thể, hình thức tồn tại của ngũ hành chủ yếu bao gồm hình thức tồn tại trong không gian và hình thức tồn tại trong thời gian. Hình thức tồn tại trong thời gian của ngũ hành chính là điều thường được mọi người biết đến là “Lục Thập Giáp Tý Biểu” (bảng Lục Thập Giáp Tý, hay 60 tổ hợp Can Chi, Việt Nam thường gọi là Lục Thập Hoa Giáp), trật tự sắp xếp của Lục Thập Giáp Tý Biểu cũng giống như vạch khắc trên đồng hồ, có thể dùng để biểu thị ra ngày, tháng, năm, lại có thể dùng để biểu thị giây, phút, giờ, còn có thể dùng để biểu thị các đơn vị thời gian lớn hơn hoặc nhỏ hơn, vậy nên bất kỳ đơn vị thời gian lớn nhỏ nào đều có thể dùng ngũ hành để biểu thị. Như hình bên dưới: Đồ hình vòng tròn Lục Thập Giáp Tý.
Có hai loại hình thức tồn tại của ngũ hành trong không gian, một loại là hình thức tồn tại của không gian bề mặt theo hướng ngang, một loại là hình thức tồn tại lập thể theo hướng dọc. Hai loại hình thức tồn tại này chính là mô thức lần lượt được mô tả trong những ghi chép của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” trong văn hóa truyền thống.
Liên quan đến “Hà Đồ” và “Lạc Thư”, trong sách cổ có rất nhiều ghi chép, ví như “Chu Dịch – Hà Đồ Thượng” có viết “Hà xuất đồ, lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi”. Hay như “Thượng Thư – Mệnh” có viết “Đại Ngọc, Di Ngọc, Thiên Cầu, Hà Đồ tại đông tự”, hay như “Quản Tử – Tiểu Thần” giảng “tích nhân chi thụ mệnh giả, long quy giả, hà xuất đồ, lạc xuất thư, địa xuất thừa hoàng, Kim tam tường vị kiến hữu giả”,…
Mà liên quan đến nguồn gốc của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” cũng có rất nhiều thuyết, có thuyết kể rằng vào thời Phục Hy cổ đại, từ sông Hoàng Hà nổi lên môt con long mã, trên lưng vẽ “Hà Đồ” dâng tặng cho Phục Hy. Phục Hy dựa theo đó vẽ nên Bát Quái, chính là nguồn gốc của “Chu Dịch” sau này. Thời Đại Vũ, rùa thần nổi lên trên sông Lạc, trên mai có khắc “Lạc Thư”, dâng tặng cho Đại Vũ. Đại Vũ dựa theo đó mà trị thủy thành công, phân thiên hạ thành chín châu,…
Còn có ghi chép rằng Hoàng Đế nhận Hà Đồ, làm ra “Quy tàng dịch”, còn có những thuyết liên quan đến Nghiêu Đế, Thuấn Đế, Thành Thang Vương, Chu Văn Vương,… Thế nhưng rốt cuộc nguồn gốc là như thế nào, đây vẫn mãi là một chỗ mê thiên cổ, không có luận định. Theo tác giả được biết tại tầng thứ của mình, nguồn gốc của “Hà Đồ”, “Lạc Thư” chỉ có liên quan đến Đại Vũ, là Đại Vũ đắc được trong quá trình trị thủy.
Liên quan đến kết cấu của “Hà Đồ”, “Lạc Thư”, tại phần trước chúng ta đã nói đến số của ngũ hành lần lượt là Thủy-Nhất, Hỏa-Nhị, Mộc-Tam, Kim-Tứ, Thổ-Ngũ. Đây là số của ngũ hành tiên thiên, cũng chính là số của ngũ hành tại cảnh giới cao hay vi quan. Chúng sinh vạn vật trong không gian này của chúng ta đều là do ngũ hành tổ hợp mà thành, do khí của ngũ hành tụ lại mà thành.
Lấy số của ngũ hành tiên thiên và thêm vào “Ngũ” của chỉnh thể ngũ hành, chính là số của ngũ hành hậu thiên có thể khiến vạn vật thành hình, lần lượt là: Thủy-Lục, Hỏa-Thất, Mộc-Bát, Kim-Cửu, Thổ-Thập. Trong lý âm dương, số lẻ là dương, số chẵn là âm, vậy nên ngũ hành của số lẻ trong “Hà Đồ”, “Lạc Thư” đều dùng những vòng tròn nhỏ màu trắng để biểu thị.
Vậy thì kết cấu của “Lạc Thư” chính là: Ngũ và Thập thuộc hành Thổ nằm chính giữa, Nhất và Lục thuộc hành Thủy nằm ở phương Bắc, Nhị và Thất thuộc hành Hỏa nằm ở phương Nam, Tam và Bát thuộc hành Mộc nằm ở phương Đông, Tứ và Cửu Thuộc hành Kim nằm ở phương Tây. Từ đây mà nhìn thì thiên cơ hàm uẩn trong “Lạc Thư” chính là quy luật phân bổ ngũ hành theo hướng ngang trong không gian bề mặt này của chúng ta.
Quy luật này có một số phương diện nội dung: thứ nhất là phân bổ ngũ hành một cách tuyệt đối, là dùng phương vị địa lý để phân định, cũng chính là lấy phạm vi cao nguyên Hoàng Thổ làm trung tâm mà xác định Đông Nam Tây Bắc, bởi vì đặc điểm địa lý của vùng này tập trung thể hiện ra phong mạo của Thổ; thứ hai là phương vị ngũ hành về mặt ý nghĩa lịch sử văn hóa, là lấy khu vực Trung Nguyên làm trung tâm để xác định Đông Nam Tây Bắc; thứ ba là lấy cá thể người làm trung tâm để xác định Đông Nam Tây Bắc, cũng chính là nói, vô luận là người ở nơi nào cũng đều có thể lấy vị trí mình đang đứng để xác định phương vị, đối với những người ở các địa điểm khác nhau mà nói, phương vị của ngũ hành này là tương đối, vậy thì cùng một địa điểm, đối với những người ở các phương vị khác nhau thì thuộc tính của ngũ hành cũng khác nhau, khởi tác dụng cũng khác nhau.
Kết cấu của “Lạc Thư” không giống với “Hà Đồ”, về kết cấu của Thổ, trong “Lạc Thư” chỉ có Ngũ, không có Thập; còn Nhất, Nhị, Tam, Tứ và Lục, Thất, Bát, Cửu lần lượt nằm tại các vị trí khác nhau, nếu như xét trên cùng một bình diện, số lẻ đều lần lượt nằm tại bốn phương vị chính, số chẵn đều lần lượt nằm tại bốn phương vị phụ.
Ngũ nằm ở trung tâm, bởi vì không có Thập, nên Ngũ ở đây đại biểu cho Ngũ của khí tiên thiên; còn đối với Nhất, Nhị, Tam, Tứ và Lục, Thất, Bát, Cửu mà xét thì “Ngũ” này chính là “vô”, là không cùng một tầng diện với Nhất, Nhị, Tam, Tứ và Lục, Thất, Bát, Cửu.
Cũng là nói, nội hàm mà kết cấu của “Lạc Thư” đại biểu không chỉ là không gian bề mặt này, nó là từ cảnh giới nguyên thủy của khí tiên thiên mãi cho đến mô thức kết cấu vũ trụ lập thể theo không gian hướng dọc này của chúng ta. Bởi vì đây là một loại mô thức kết cấu vật lý nội tại ẩn mật, vậy nên dẫn đến việc “Lạc Thư” của văn hóa Thần truyền là được vẽ trên mai rùa Thần tới hiển thị cho con người.
Từ góc độ âm dương mà xét, long mã đại biểu cho kiện khang (cứng rắn mạnh khỏe) và sự vận động biến hóa, vậy nên thuộc về dương. Rùa Thần là động vật thích tĩnh chỉ hiếm người biết, do đó thuộc về tính âm. Vậy nên khi giải mã “Hà Đồ” và “Lạc Thư” chúng ta không thể dùng cùng một phương thức tư duy để đối đãi, giữa chúng là quan hệ một âm một dương.
Cuối cùng cần nói rõ thêm một điểm là, năm vòng tròn nhỏ tại trung tâm của “Hà Đồ” và “Lạc Thư” chính là biểu thị ngũ hành của khí tiên thiên, số của nó chính là “Ngũ”, những số còn lại đều là thể hiện cực đoan (ở tầng thấp) của “Ngũ”.
(Còn tiếp)
Nguồn Zhengjian
Chân Nhiên biên tập