Đối đãi với “được mất” như thế nào mới là đại trí huệ của đời người
Người xưa tin rằng “đức” là quan trọng nhất đối với con người, nếu không có đức tích ở kiếp trước thì kiếp này sẽ không có được của cải, danh vọng, tài lộc, mọi thứ trong đời người đều có số mệnh.
Có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thường giúp chúng ta khai mở kiến thức nhân sinh, được lưu truyền qua các thế hệ. Trong các tác phẩm cũng đưa ra rất nhiều những ví dụ chân thực về các bậc đại trí huệ làm tấm gương, và giữa những hàng câu chữ đều toát lên vấn đề nhìn nhận và đối đãi như thế nào với “được và mất”.
Trên thực tế, trí huệ nhân sinh thực sự tập trung vào vấn đê “được và mất” này, và việc đối đãi với “được và mất” như thế nào sẽ phản ánh ra đại trí huệ.
Cổ nhân tin rằng “Thiên nhân hợp nhất”, tin vào thiên lý “thiện ác hữu báo”. Văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa là sự kết tinh giữa ba gia lớn, chính là Nho, Phật, Đạo. Dù quan điểm của ba gia không tương đồng, nhưng thực chất là đều khuyên bảo con người thế gian đối đãi với được mất, hành thiện, tích đức như thế nào, làm sao để không làm điều xấu, không tạo nghiệp, ngộ tính cao, có thể bước trên con đường tu hành, tu đắc chính quả.
Lưu truyền rộng rãi nhất trong dân gian là gia tộc họ Phạm của Phạm Trọng Yêm. Trong lịch sử có câu “giàu không quá ba đời”, dòng họ Phạm giàu có tới 8 đời, tới ngày nay sau hơn 800 năm vẫn còn có con cháu họ Phạm thành đạt.
Sau khi Phạm Trọng Yêm (989-1052) bị giáng chức vào những năm cuối đời, ông đã dùng bổng lộc tích lũy nhiều năm của mình để mua một nghìn mẫu đất màu mỡ ở quê nhà Tô Châu và dùng gạo thu tô để cứu tế những người nghèo khó trong gia tộc. Có người không hiểu cách làm của ông, nên đã khuyên ông: “Ông làm thế thì các thế hệ con cháu sau này làm sao đây? Họ có thể vì thế mà giận ông đó”.
Phạm Trọng Yêm thở dài và nói: “Nếu thế hệ con cháu sau này thực sự oán hận tôi, thế thì do chúng không hiểu tôi. Những gì tôi để lại cho chúng là những của cải còn quý giá hơn nữa”.
Vào năm Cảnh Hựu thứ hai (1035 sau Công Nguyên), Phạm Trọng Yêm làm quan ở Tô Châu, ông mua một mảnh đất tên là “Nam Viên” và muốn xây một ngôi nhà riêng. Một thầy xem phong thủy nói với ông rằng: “Đây là một vùng đất địa linh, ai chiếm giữ vùng đất quý giá này sẽ liên tục sinh ra các công khanh, quý nhân!”.
Phạm Trọng Yêm lắng nghe và nói: “Nếu như là vùng đất phong thủy tốt như vậy, chi bằng xây một trường học tại đây, để nơi đây không ngừng ươm mầm và bồi dưỡng những nhân tài có ích cho xã hội, chẳng phải tốt hơn với việc gia đình mình có thêm một vài công khanh, quý nhân không?”.
Vì vậy, ông đã xây dựng trường học quận Tô Châu ở đây và mời những người nổi tiếng đến dạy học. Do ảnh hưởng của xu hướng lười học lúc đó, “hàng trăm học sinh hầu hết không chịu học”.
Phạm Trọng Yêm đã gửi cậu con trai cả Phạm Thuần Điếu đến trường để giải quyết vấn đề học sinh không tuân kỷ luật. Phạm Thuần Điếu là người nhỏ tuổi nhất trong số các học sinh, nhưng sau khi nhập học, cậu đã “nỗ lực hết mình” là một tấm gương luôn giữ kỷ luật. Kết quả là “các học sinh đều noi theo, không dám phạm kỷ luật, bầu không khí học đường có sự thay đổi lớn”. Trường quận Tô Châu sau này trở thành một ngôi trường nổi tiếng thời bấy giờ và đào tạo ra rất nhiều nhân tài.
Người xưa tin rằng “đức” là quan trọng nhất đối với con người, nếu không có đức tích ở kiếp trước thì kiếp này sẽ không có được của cải, danh vọng, tài lộc, mọi thứ trong đời người đều có số mệnh.
Vì vậy, cổ nhân nói rằng “tiền tài giống như rác”, không chiếm đoạt quyền lợi bằng cường quyền, không buôn gian bán lận, tuân theo thiên lý thiện ác hữu báo để hành sự, có lương tâm, cũng có tâm kính sợ Thần Phật, trong lòng thành kính, cứu người, làm việc thiện, tích đức. Nhìn thì giống như mất nhưng thực tế đã đạt được. “Đức” là quý giá nhất trong tương lai của sinh mệnh. Có được cái “Đức” này, có thể kéo dài phúc báo và gia đình có thể thịnh vượng.
Những bậc đại trí huệ là những người có thể thấu rõ quy luật “nhân quả”, hiểu được “tích đức hành Thiện” sẽ nhận được phúc báo, nên có thể sống một cuộc đời thong dong tự tại, không chấp vào “được và mất” nơi thế gian.