Đời người hơn nhau không phải chỉ ở dung mạo, tiền tài mà chính là ở sự tu dưỡng bản thân
Chúng ta cả đời truy cầu đại cát đại lợi, muốn được Trời trợ giúp, vậy cần chú ý bản thân mình, cần tu thân, tu tâm, không tìm kiếm ở người khác, cũng không tìm kiếm ở nơi nào khác. Chỉ có làm tốt chính mình thì mới có thể gặp được những người tốt, mới có thể gặp được những vận hội tốt, mới có thế thấy được thế giới tốt đẹp.
Đời người sống không biết thế nào cho đủ nên hãy tu dưỡng bản thân để trở thành người đáng quý. Con người khác nhau và hơn nhau không phải ở dung mạo, tiền tài mà chính ở sự tu dưỡng trong đời người.
1. Cần mẫn, chăm chỉ
Người xưa có câu: “Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù!” là có ý nói rằng, một người siêng năng, cần cù sẽ được ông trời giúp, bù đắp cho đời người.
Có người sau khi kiếm được tiền thì gần như tiêu cũng hết nhưng có người vẫn duy trì được khả năng tài chính của mình. Đó là vì, cần có thể phát tài, kiệm có thể lưu tài!
2. Nhận lỗi
Con người hiện nay đang có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm dù đó là việc mình đã làm sai. Mà trái lại luôn nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng.
Kỳ thực, không nhận lỗi là một người có giáo dục kém. Người biết nhận lỗi, sai lầm chẳng những không bị mất đi cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng khoan dung độ lượng. Sống trên đời, học cách nhận lỗi là một loại đạo đức tốt đẹp.
3. Làm việc thiện
Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (ý nói làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải mái.
Còn nếu như một người làm việc thiện tuyệt đối không vì điều kiện gì thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng hạnh phúc.
Thông minh là một loại thiên phú, còn lương thiện là một loại lựa chọn. Lương thiện là loại đạo đức tốt đẹp nhất của con người thế gian.
Lương thiện có lẽ không thể khiến con người đạt được tất cả mọi thứ bản thân mong muốn nhưng sẽ giúp bạn luôn có nội tâm an định.
4. Khoan dung
Một người hiểu được khoan dung, thì lòng dạ cũng nhất định rộng lớn. Những người này luôn không so đo tính toán chi li, cũng sẽ không vì chiếm được chút lợi nhỏ mà vui mừng khôn xiết.
Người luôn tính toán chi li thì nhất định sẽ sống rất mệt. Đôi khi lùi một bước lại chính là tiến lên một bước! Lùi một bước, biển rộng trời cao! Nhường nhịn một bước sẽ có nhiều bạn bè hơn!
Nhẫn giúp mọi sự được bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu, thiện ác, đúng sai trên thế gian, thậm chí người ta còn có thể tiếp nhận được chúng.
5. Từ bi
Vì sao sau tuổi trung niên có người có khuôn mặt hiền lành phúc hậu có người lại có khuôn mặt hung dữ, tràn đầy oán khí?
Đó là bởi vì họ luôn từ bi, bảo trì một trái tim hòa ái đối với tất cả mọi người trên thế gian. Bởi vì “tướng do tâm sinh”, “tướng tùy tâm mà thay đổi”, cho nên khi tâm đẹp thì tướng mạo cũng sẽ đẹp!
Từ bi phải xuất phát từ bên trong nội tâm của một luôn nghĩ cho người khác. Họ luôn thanh cao, khoáng đạt, thản nhiên, không trách cứ, oán giận người khác, không màng danh lợi. Đây là cảnh giới cao của tu luyện!
6. Biết lắng nghe, thông hiểu người khác
Trong cuộc sống, khi người thân, bạn bè giúp đỡ chúng ta là họ làm việc thiện, là đạo nghĩa. Nhưng khi người thân, bạn bè không thể giúp đỡ chúng ta thì chúng ta cũng không nên trách mắng, không nên mang oán thù trong lòng.
Bởi vì suy cho cùng, họ không nợ chúng ta, cũng không có trách nhiệm phải làm những điều chúng ta mong muốn.
Một người thông hiểu, lắng nghe, giao tiếp với người khác thì sẽ tạo nên một mối quan hệ rất bền vững.
Có những việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình nghĩ, vì vậy, hãy hòa hoãn, lắng nghe để liễu giải người khác.
7. Biết buông đúng lúc
Đời người có những thứ giống như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống! Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự tại đây?
Đời người chính là một quá trình tu hành, đây cũng chính là trí tuệ. Việc tu hành của đời người, quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ hoạt hoàn cảnh trong cuộc đời, cố gắng học tập, không ngừng tinh tấn thì cuối cùng nhất định sẽ viên mãn.
Hằng Tâm biên tập