Dự ngôn 2021: Thôi Bối Đồ một lần nữa dự ngôn chính xác điều mà ai cũng đang lo sợ?
Thôi Bối Đồ có thể nói là cuốn sách dự ngôn nổi tiếng nhất Trung Hoa, cuốn sách tiên tri chuẩn xác về những đại sự thời nhà Đường cho đến nay, và được Hoàng Đế các triều đại coi trọng.
Một mặt, các Hoàng Đế khai quốc vui mừng vì dự ngôn Thôi Bối Đồ ứng nhiệm, thể hiện rõ thiên mệnh đã trao cho họ. Truy nhiên một mặt khác Thôi Bối Đồ cũng dự ngôn sự diệt vong của triều đại và sự thay thế của chính quyền khiến những người thống trị của các triều đại hoảng sợ.
Do đó Thôi Bối Đồ được liệt làm cấm thư. Nhưng vì số người thu thập cất giữ Thôi Bối Đồ trong dân gian quá nhiều. Vào triều Tống dường như nhà nhà đều có một quyển nên Hoàng Đế có muốn cấm cũng rất khó. Đến thời nhà Tống, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận bèn hạ lệnh đảo lộn trình tự của Thôi Bối Đồ rồi ngụy tạo ra các bản Thôi Bối Đồ khác nhau, sau đó truyền bá ra dân gian với mục đích đảo lộn thật giả.
Nhưng trời không chiều lòng người, cho dù Hoàng Đế có làm gì đi nữa lịch sử đã chứng minh, những bản giả dần dần bị đảo thải, còn bản thật được lưu giữ lại.
Dự ngôn Thôi Bố Đồ và dự ngôn năm 2021.
Công Nguyên năm 624, lúc đó vua Đường Cao Tổ vừa mới lên thay triều đại nhà Tùy vốn đã phủ bại từ lâu và xây dựng lên nhà Đường. Chính trong lúc mà mọi người đều nghĩ thiên hạ cũng có ngày được hưởng ngày thái bình thì một ngôi sao Thái Bạch từ trên trời rơi xuống. 1300 năm trước sao Thái Bạch rơi là một điềm báo rất xấu, nó có nghĩa là đất nước sắp có việc lớn phát sinh.
Thời xưa chức quan chuyên lo việc liệu đoán khí hậu liên quan đến các vì sao, mặt trăng, mặt trời, thiên văn, thiên tượng… được gọi là Tư Thiên Giám, khi Tư Thiên Giám quan sát thấy điềm báo hung tượng này, thậm chí còn không dám tin vào mắt mình. Ông ấy lập tức thay quan phục, vào cung diện kiến vua Đường Cao Tổ, nhưng Đường Cao Tổ lại không hề tin vào lời khuyên của Tư Thiên Giám. Và rồi không lâu sau đó đã xảy ra sự kiện nổi tiếng trong lịch sử “Sự biến Huyền Vũ Môn”.
Ba người con của Đường Cao Tổ là Lý Kiến Thành, Lý Thế Dân, và Lý Nguyên Cát , trong đó Lý Thế Dân là nổi trội nhất, từ trẻ đã cùng cha đi khắp nơi, bình định thiên hạ, tài cao vượt trội so với những người con khác. Vua Đường nhiều lần muốn lập Lý Thế Dân làm Thái Tử, nhưng ông đều từ chối dù gì Lý Thế Dân là con thứ, con trưởng là Lý Kiến Thành, theo truyền thống phong kiến thường sẽ lập con trường nối ngôi.
Lý Thế Dân lo phế trưởng lập thứ sẽ mang tội đến ngàn năm nên đã không nhận, còn Lý Kiến Thành tuy đã làm thái tử nhưng lại không nghĩ như thế, lo sợ mọi người sẽ nhìn thấy tài năng của mình không bằng Lý Thế Dân bèn lôi kéo người em là Lý Nguyên Cát cùng Hoàng Thân Quốc Thích, tập trung quân đội để có ý định đấu đá một trận với Lý Thế Dân nên đã dẫn đến sự giao tranh giữa ba anh em, cuối cùng Lý Thế Dân được làm Thái Tử.
Cuộc giao tranh diễn ra ở Huyền Vũ nên được gọi là “Sự biến Huyền Vũ Môn”. Sau sự việc này, Cao Tổ mới ngộ ra rằng điềm báo hung tượng mà Tư Thiên Giám cảnh báo thực sự đã xảy ra, nhưng điều mà Cao Tổ không ngờ lại là việc các con của ông giao tranh, nhưng đó cũng chỉ là một trong những thiên tượng mà Tư Thiêm Giám tiên tri mà thôi. Ông ấy còn có việc quan trọng hơn chưa kịp nói cho Cao Tổ biết, bởi vì ông ấy đã nhìn thấu mọi sự tình phát sinh đến cả tương lai 2000 năm sau.
Lý Thế Dân ngắm nước mình ngày càng hưng thịnh, nên ông cảm thấy rất đắc ý, nhưng ông có lúc lại nghĩ, liệu khi ta không còn nữa thì giang sơn có còn là của nhà Lý hay không? Nghĩ đến đây Lý Thế Dân bèn triệu Lý Thuần Phong, người này trên thông thiên văn, dưới tường địa lý và cũng chính là người năm xưa đưa ra cảnh báo với phụ thân của ông.
Lý Thuần Phong gặp Hoàng Đế liền nói: Năm xưa khi nhìn thấy sao Thái Bạch rơi ông đã bói một quẻ, theo như quẻ tượng hiển thị thì tương lai triều Đường sẽ phát sinh một vài biến động lớn. Trong đó sau một lần biến động, quyền lực nhà Đường sẽ rơi vào tay một nữ nhân họ “Võ”,
Lý Thế Dân khi vừa nghe đến đây thì vô cùng kinh ngạc, vì vào thời đó thì địa vị của nữ giới rất thấp mà quốc sư lại nói như vậy điều này khó mà tin được. Nhưng Lý Thế Dân lại vẫn rất tin lời Lý Thuần Phong, dó đó ông đã sai Lý Thuần Phong bói tiếp để muốn dự ngôn cho người tương lai.
Nhưng không ngờ rằng lần bói này Lý Thuần Phong lại dùng một loại bói toán đã thất truyền và rồi ông ấy như ngồi lên một chiếc thuyền thời gian, Lý Thuần Phong nói đến tương lai đến tận 2000 năm sau. Mãi khi Viên Thiên Cang một người bạn đi cùng đẩy lưng cho Lý Thuần Phong và nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ, hay là đi về nghỉ ngơi đi”, Lý Thuần Phong mới dừng lại. Cho nên cuốn sách này được đặt tên là “Thôi Bối Đồ” nghĩa là hình vẽ đẩy lưng.
Ông bói rằng nhà Đường là một đế quốc phồn thịnh nhất Trung Quốc, nhưng cũng có ngày nhà Đường sẽ bị thay đổi.
Những điều xảy ra trong lịch sử nhà Đường đều được ghi chép đầy đủ trong Thôi Bối Đồ, nên lúc đó mọi người đều muốn dò tìm xem trong Thôi Bối Đồ những dấu tích nói về tương lai không. Đến thời nhà Tống, Hoàng Đế nắm quyền hạ lệnh đốt sạch các bản của Thôi Bối Đồ với hy vọng nắm giữ tương lai trong tay mình.
Nhưng Thôi Bối Đồ đã lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm nên không dễ gì mà hủy được tận gốc Thôi Bối Đồ, mà điều này khiến cho Thôi Bối Đồ lại còn có tiếng tăm hơn nữa.
1. Thôi Bối Đồ nói đến dịch bệnh năm 2020
“Thôi Bối Đồ” tượng thứ 37 đã dự ngôn sự việc sẽ diễn ra năm Canh tý. Trên tượng dự viết rằng:
Hán thủy mang mang
Bất thống kế thống
Nam bắc bất phân
Hòa trung dữ cộng.
Và hình ảnh đi kèm tượng này là hình một ác quỷ đứng trong nước, trên tay cầm một chiếc đầu lâu, như chúng ta đã biết khi ở trong nước có một đòn quyết định đến sự sống còn chính là nghẹt thở, cộng thêm Hán Thủy, khiến người ta liên tưởng đến Vũ Hán, nơi đầu tiên bùng phát dịch bệnh.
Trong bức tranh có nước, trong lời sấm cũng có nước “Hán thủy mang mang”. Trong bốn từ này, theo Hán cổ thì cả 4 chữ đều có bộ thủy. Trong đó từ mang mang (茫茫) lại có bộ “vong 亡” hiểu đơn giản là sẽ tử vì nước.
Nước bị ma quỷ lợi dụng tức là có ôn dịch, lại gặp lúc lũ lụt, biển nước mênh mông, không nơi nào thoát khỏi.
Tất nhiên Hán Thủy cũng chỉ là một biểu tượng, nó có thể ám chỉ sông, ngòi, biển hồ…hoặc có thể chỉ những trận lũ lụt thông thường. Cũng có thể nói rằng lũ lụt năm Canh tý sẽ vô cùng lớn.
Cũng ứng với dự ngôn từ tháng 6 năm 2020, nhiều thành phố của Trung Quốc chìm trong nước lũ, mênh mông như biển, nhiều người dân hoang mang.
Cho dù rất nhiều người cho rằng, dự ngôn “Thôi Bối Đồ” là sự hậu của Gia Cát Lượng, nghĩa là sự việc phát sinh rồi mới thấy ứng nghiệm nhưng mọi người vẫn không khỏi muốn biết trong Thôi Bối Đồ liệu có tiên tri về năm 2021 nữa không?.
2. Năm 2021 là năm Tân Sửu ứng với “Thôi Bối Đồ” thì phải xem tượng thứ 38
Ở tượng này, trên hình vẽ miêu tả trước cửa nhà có 4, 5 người nằm trên đất, cảm giác như cả một gia đình đã mất đi sinh mạng.
Ở tượng này, sấm viết:
Môn ngoại nhất lộc
Quần hùng tranh trục
Kiếp cập diên ngư
Thủy thâm hỏa nhiệt
Thông qua bức ảnh đi kèm quả tượng, có nhiều người giải đọc rằng: Dường như đã có rất nhiều người mất đi sinh mạng, trên mảnh đất quê nhà của mình. Thường thì nếu tạo nên sự thương vong quy mô lớn như vậy chỉ có thể là chiến tranh, thiên tai, hoặc dịch bệnh.
Mà như theo như trong sấm viết: “Môn ngoại nhất lộc”, lộc ở đây chỉ lợi ích.
Quần hùng tranh trục: Chỉ sự tranh đấu.
Kiếp cập diên ngư: “Diên” đại biểu cho Trời, ngư đại biểu cho đất.
Ý nói rằng trận chiến loạn này phạm vi liên đới rất rộng, có rất nhiều người sẽ rơi vào tình thế : “Thủy thâm hỏa nhiệt”.
Rất nhiều người nghiên cứu Thôi Bối Đồ cho rằng, năm 2021 có thể thế giới cũng sẽ gặp phải biến động quy mô lớn.
Nhưng dù dự ngôn năm 2021 có chuẩn xác hay không thì cũng mong rằng con người sẽ luôn yêu thương nhau, chia sẻ với nhau những khó khăn, tôn kính Thần Phật, khi đạo đức của nhân loại được thăng hoa thì mong rằng thảm họa cùng được đẩy lùi.
Biên tập Thiên Hà
Nguồn: MS ruby