Đừng đánh mất lương tâm và đức hạnh của bạn dù trong hoàn cảnh nào
Có câu nói: “Biển không rộng bằng lòng người, đất không dày bằng đức hạnh. Lương tâm là nền tảng vững chãi nhất của đời người, bạn có thể đánh mất tất cả nhưng không được đánh mất lương tâm.
Cuộc sống không có phúc báo nào tự nhiên mà đến, có chăng là do người ta tự mình tu dưỡng bằng chính phẩm hạnh của mình. Tu nhân tích đức, làm người có đức thì mọi điều may mắn, phúc lành sẽ tự nhiên theo đó mà đến bên bạn.
Thông minh không sánh được với đức hạnh. Thông minh có thể do thiên phú nhưng đức hạnh lại do tu dưỡng mà thành. Có câu: “Chiến thắng nhỏ dựa vào trí tuệ, thắng lợi lớn dựa vào đức hạnh.”
Nghĩa là sự khôn khéo và danh tiếng của một người có được trong một thời gian ngắn và cái gọi là thành công dựa vào năng lực và vận may của bạn, nhưng nếu bạn muốn đạt được thành công thực sự và giành được sự tôn trọng của người khác, bạn phải dựa vào đức hạnh.
Sự theo đuổi của Freanklin với những chuẩn mực đạo đức
Benjamin Franklin là một huyền thoại của nước Mỹ. Chính ông đã khơi dậy ý tưởng về những gã đàn ông tự tạo ra sự nghiệp cho mình. Mặc dù được sinh ra trong một gia đình nghèo và chỉ chính thức đến trường trong hai năm, Franklin vẫn trở thành một thợ in, nhà khoa học, nhạc sỹ và tác giả thành công. Và lúc rảnh rỗi, ông còn tham gia quản lý đất nước, và được biết đến như một nhà ngoại giao vô cùng tài ba.
Chìa khóa dẫn tới thành công của Franklin có lẽ không gì khác ngoài sự cố gắng rèn luyện bản thân và biến những tham vọng của mình thành hiện thực. Vào năm 1726, khi Franklin chỉ mới 20 tuổi, ông đã tự đặt ra cho mình một mục tiêu cao cả nhất của cuộc đời: có thể sống một cuộc đời đức hạnh với tất cả phẩm chất đạo đức.
Tôi cho rằng quyết tâm theo đuổi một cuộc sống đức hạnh và những phẩm chất đạo đức toàn diện là một việc làm vô cùng khó khăn và liều lĩnh. Tôi luôn mong muốn có thể sống mà không bao giờ phải mắc lỗi; tôi sẽ kiểm soát tất cả dù đó có là ý trời, là thói quen hay là những khó khăn mà người khác gây ra.
Để có thể biến mục tiêu đó thành hiện thực, Franklin không ngừng rèn luyện và tự hứa với bản thân sẽ hoàn thành một chương trình rèn luyện cá nhân bao gồm 13 phẩm chất tốt. Chúng bao gồm:
- “Chừng mực. Không ăn đến chán, không uống đến say.”
- “Yên lặng. Chỉ nói những điều mang lại lợi ích cho bạn và người khác; tránh những cuộc cà kê mất thì giờ.”
- “Trật tự. Hãy để mọi thứ của bạn đều có vị trí của chúng; hãy để mỗi phần công việc của bạn đều được thu xếp một khoảng thời gian.”
- “Kiên định. Quyết tâm làm điều bạn phải làm; làm bằng được điều bạn quyết tâm.”
- “Tiết kiệm. Không chi gì ngoài những thứ tốt cho bạn và người khác; ví dụ, không nên lãng phí thứ gì.”
- “Siêng năng. Không nên bỏ phí thời gian; luôn sử dụng chúng một cách hiệu quả; bỏ mọi hành động không cần thiết.”
- “Chân thật. Không nên lừa dối; hãy suy nghĩ một cách ngay thẳng và thành thật, và, nếu bạn nói, hãy nói điều bạn biết.”
- “Công bằng chính trực. Không làm hại người khác, giúp đỡ người khác là bổn phận của bản thân.”
- “Điều độ. Tránh những sự thái quá; cố chịu đựng tới mức bạn cho là đủ.” Đọc bài
- “Sạch sẽ. Không nên để sự không sạch sẽ hiện diện trên thân thể, quần áo hay nơi ở của bạn.”
- “Yên bình. Không nên quan tâm tới những điều vặt vãnh, hay những rủi ro thông thường hoặc không tránh được.”
- “Trinh tiết. Đàn ông và Phụ nữ không nên gần nhau ngoài sự cần thiết về nhu cầu sinh lý và duy trì nòi giống. Tránh trác táng, hại sức khỏe, hại thanh danh của mình và của người khác.”
- “Khiêm tốn. Học theo Jesus và Socrates”
Cuộc sống luôn tồn tại những mặt tốt và xấu, nếu không có đức hạnh rất có thể chúng ta mất đi sự phán đoán chính xác, không phân biệt được đúng sai và đó là nguyên nhân dẫn đến những hành động nông nổi.
Hãy đặt mình vào cách nhìn tổng quan, bao quát của sự việc mà quan sát, suy xét. Không để bản thân bị chi phối bởi những tác động không đáng có và càng không nên để sự ích kỷ của bản thân chi phối mọi việc. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có được sự thấu hiểu và cảm thông nhất định, tin rằng kết quả đem lại là cuộc sống đậm nét nhân văn.
Gia An biên tập