Hài hước là liều thuốc tốt nhất cho những nỗi đau và bệnh tật
Đời người ai cũng phải trải qua sinh lão bệnh tử. Khi cuộc sống gặp những điều không như ý, hoặc bệnh tật dày vò càng thêm đau khổ. Những lúc ấy, hài hước là liều thuốc tốt nhất cả thể chất lẫn tinh thần. Dân gian có câu “một nụ cười bằng mười 10 thang thuốc bổ”.
Khi đối diện với bệnh tật hay sinh tử trong đời, dường như ai cũng đều cảm thấy đau khổ, thất vọng. Trong hoàn cảnh ấy, ai có thể lội ngược dòng vẫn giữ cho tâm hồn mình vui vẻ, thoải mái bằng những tiếng cười; và như chưa có điều gì tội tệ sẽ xảy ra.
Những mẫu chuyện hài hước trước nghịch cảnh
Vài tuần ngay trước ngày Giáng sinh vài năm trước, Shirley Rapp và gia đình cô đã phải đối mặt với một tin dữ đến nỗi cô đã ngã bệnh nặng ngay lập tức.
Nhưng dù bị bệnh nặng, cô vẫn quyết tâm đi mua các món đồ Giáng sinh cho các con mình. Con gái của cô, Karyn Buxman, là một y tá được cấp phép là nhà nghiên cứu thần kinh học, đã đi cùng cô. Họ tới một cửa hàng văn phòng phẩm ở khu vực St. Louis, Rapp cầm lên một cuốn sổ lập kế hoạch mà cô thích và quay sang con gái và nói: “Nếu mẹ vẫn còn sống vào ngày 1 tháng 1, con sẽ mua cái này cho mẹ nhé?”
Sau đó Rapp và con gái phá lên cười khiến tất cả mọi người trong cửa hàng đều quay sang phía họ.
Một số người cho rằng, dù đang lâm bệnh nặng nhưng tiếng cười sẽ giúp họ bớt sợ hãi và áp lực. Đó không phải là một nụ cười miễn cưỡng, mà là coi nhẹ được sự sống chết và thản đảng trong nghịch cảnh.
Những người già hiện nay khoảng 70 tuổi đều quen thuộc với nhạc nền trên TV là “tiếng cười của những đứa trẻ”. Họ dễ dàng bật cười với những điều mọi người nghĩ chẳng có gì buồn cười.
Mary Kay Morrison, chủ tịch Hiệp hội hài hước ứng dụng và trị liệu (AATH) đã từng phát biểu:
“Tiếng cười là liều thuốc tốt nhất, trừ phi bạn mắc chứng tiêu chảy”.
Hài hước là đặc biệt quan trọng đối với những người sắp sang bên kia thế giới. Mặc dù bạn không thể ngăn cản, nhưng bạn có thể thay đổi tâm trí của mình. Dù đã bước sang tuổi 70, bà vẫn tham gia vào các hoạt động giải trí khiến bà cười nhiều mỗi ngày.
Nhóm của bà có một số hướng dẫn về việc sử dụng sự hài hước trong tình huống sắp xuôi tay. Trong đó có bảo rằng: “Hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ về người bệnh trước khi sử dụng sự hài hước đối với họ“.
Trên trang web của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân đưa sự hài hước vào cuộc sống hàng ngày của họ như mua lịch để bàn, nghe nhạc vui, xem phim, đọc truyện tranh và chương trình vui nhộn…
Hài hước là liều thuốc tốt – Nhận định của chuyên gia
Sự hài hước rất hữu ích khi chia sẻ với những người thân đang trong giai đoạn nguy kịch
Buxman, người đã giành được giải thưởng thành tựu trọn đời của AATH. Ông đã từng phân tích về tầm quan trọng của những khoảnh khắc hài hước trong cuộc sống. Một cựu y tá hài hước làm việc trong nhà tế bần. Cô đã nghiên cứu tác động của hài hước đến não và mức độ căng thẳng của bệnh nhân trong những ngày cuối cùng của họ. Cô cho biết: “Sự hài hước đúng lúc có thể khiến não bộ sản sinh ra hóc-môn dopamine giúp giảm căng cơ và lo lắng và làm giảm cảm giác tức giận hoặc buồn bã trong giây lát”.
Hóa ra, mẹ cô đã sống sót sau căn bệnh đầu tiên của bà; sau đó mắc bệnh Alzheimer. Buxman đưa mẹ đến khám bác sĩ; lúc đó mẹ cô đã ngừng đáp ứng với hầu hết các kích thích bên ngoài. Khi ngồi trong phòng chờ, Buxman vô cùng ngạc nhiên khi mẹ bảo cô: “Hãy làm gi đó cho mẹ cười”.
Vì thế Buxmax đã kể lại cho mẹ nghe những kỷ niệm vui của gia đình. Cô kể cho mẹ nghe khoảng thời gian cô và mẹ đến thăm khu bếp ở một cửa hàng bách hóa lớn và thấy một màn hình chiếu chảo rán món trông giống trứng nhân tạo. Mẹ cô nói: “Món ăn này trông rất thật”, rồi chạm tay vào màn hình. Nhưng hóa ra quả trứng là thật, và lòng đỏ chảy ra người Rapp và màn hình.
“Khi tôi kể lại câu chuyện này, khuôn mặt của mẹ chuyển động và đôi mắt trở nên lấp lánh và hai chúng tôi chỉ biết cười với nhau” – Buxman nói.
Sự hài hước rất hữu ích khi chia sẻ với những người thân đang trong giai đoạn nguy kịch. Paula McCann, một luật sư cao tuổi từ Rutland, Vermont, có blog onthewaytodying.com. Cô nhớ lại khi người cha lúc 83 tuổi của mình, John. Ông đã mắc bệnh Alzheimer và yêu cầu muốn ra đi tại nhà.
Khi Mc Cann và mẹ cô ngồi bên cạnh cha cô sau khi tiến hành nghi thức cuối cùng cho ông, họ đã thảo luận về việc linh hồn của ông đang ở đâu khi ấy. McCann cho rằng khi ấy linh hồn ở trong một hình thức tồn tại nào đó và Chúa đã xét những việc ông đã làm trong đời có xứng đáng để ông lên thiên đàng hay không. Và mẹ cô nói một cách hài hước “ông ấy sẽ ở đó mãi mãi”.
Cảm giác hài hước về tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân phải uống để duy trì sự sống đã giúp Ronald Berk, cựu trợ lý trưởng khoa tại Đại học John Hopkins vượt qua được thời gian vô cùng khó khăn. Vợ ông, Marion Smith-Waison, cựu bác sĩ OBGYN, đổ bệnh nặng trước khi bà qua đời vài năm trước.
Cô đã lên lịch một cuộc gặp tại nhà của họ với những người cung cấp các loại thuốc. Khi Berk vào phòng, một nhân viên tư vấn thuốc đã hỏi ông: “Bạn có đang uống bất kỳ loại thuốc nào không?”. Berk trả lời: “Có, tôi đang uống một loại thuốc phiện, nhưng tôi đã cho mượn rồi”.
Câu nói đùa trong thời điểm căng thẳng sẽ mang đến một “năng lượng giải phóng”
Chip Lutz, một diễn giả chuyên nghiệp và một quân nhân Hải quân đã nghỉ hưu. Anh nhớ lại tầm quan trọng của sự hài hước với người cha Eugene của ông trước khi cha qua đời vài năm trước. Khi tạm biệt những người nhà đến thăm, Eugene thường nói với họ: “À, đây có thể là lần cuối cùng bạn gặp tôi”.
Nhưng Chip thường đáp lại bằng một câu đùa: “Bố vẫn chưa thể chết được. Con chưa viết xong bài phát biểu trong đám tang cho bố”.
Những câu đùa ở nhà tế bần còn dí dổm hơn. Vài năm trước, Allen Klein, một tác giả và diễn giả về động lực, đã đến làm tình nguyện tại một nhà tế bần ở khu vực vịnh San Francisco. Một bà cụ mà anh nhận chăm sóc chia sẻ với anh rằng sau khi bà chết, bà có ước nguyện lấy tro của bà để trát lên sơn tường phòng ngủ chồng bà.
Klein hỏi bà: “Tại sao bà lại muốn điều đó?”
Bà đáp: “Đề tôi có thể theo dõi chồng tôi xem ông ấy có làm trò gì bậy bạ không”.
Hài hước trong những tình huống bi thương nó không chỉ là năng khiếu; mà nó mang lại một loại sức mạnh to lớn cho nội tâm con người.
(Nguồn tham khảo: The Epoch Times)