Hành trình cuộc đời cần lạc quan, cởi mở
Trong cuộc sống của mỗi người, không ai không gặp phải những khó khăn, trở ngại và những điều phiền não. Khi đó nếu chúng ta đối diện bằng thái độ bi quan, tiêu cực, nếu thế chúng ta sẽ sớm bị cuộc sống nhấn chìm. Chỉ có thái độ lạc quan và cởi mở, mới có thể giúp chúng ta biến những điều khó khăn thành thuận lợi, biến trở ngại thành cơ hội, biến thất bại thành thành công.
Một nhà sư nhỏ được lệnh mua dầu. Trước khi rời đi, người đầu bếp đưa cho cậu một chiếc bát lớn và cảnh báo: “Cậu phải cẩn thận, và tuyệt đối không được làm đổ dầu”.
Sau khi nhà sư đồng ý, cậu xuống mua dầu. Cậu thận trọng cầm cái bát đầy dầu, không dám nhìn xung quanh. Thật không may, khi cậu đến gần lối vào của ngôi đền, cậu đã giẫm phải một cái hố và làm đổ 1/3 dầu vì cậu không nhìn về phía trước. Nhà sư nhỏ rất khó chịu, và tay cậu bắt đầu run lên khi cậu quá căng thẳng. Cuối cùng khi cậu trở lại chùa, chỉ còn một nửa số dầu trong bát.
Người đầu bếp đã lấy bát và chửi bới nhà sư nhỏ, nhà sư nhỏ rất buồn. Vị sư già thấy vậy liền nói với tiểu hòa thượng: “Ta lại phái ngươi đi mua dầu. Lần này ta muốn ngươi quan sát thêm người và vật nhìn thấy trên đường trở về, báo lại ta.”
Trên đường trở về, tiểu hòa thượng nhận thấy cảnh vật trên đường núi thực sự rất đẹp. Cậu nhìn thấy những đỉnh núi hùng vĩ ở đằng xa, và những người nông dân đang làm ruộng gần đó. Một lúc sau, cậu thấy một nhóm trẻ con đang vui đùa bên vệ đường, có hai cụ già đang đánh cờ. Đằng này vừa đi vừa ngắm cảnh, quay lại chùa lúc nào không hay. Khi vị sư nhỏ đưa dầu cho đầu bếp, ông thấy dầu trong bát đầy ắp, không hề bị trào ra ngoài.
Sau trận chiến Xích Bích lịch sử, 83 vạn đại quân Tào bị thảm bại, bản thân Tào Tháo thậm chí xuýt mất mạng, tuy nhiên trong thời khắc tưởng chừng như tuyệt vọng ấy, Tào Tháo vẫn có thể ngẩng cao đầu lên trời cười lớn, điều đó cho thấy sự tự tin tuyệt đối của ông. Chính vì vậy mà sau thất bại nặng nề, ông mới có thể nhanh chóng vực dậy tinh thần quân Tào.
Năm 1914 Phòng thí nghiệm của Edison bị thiêu cháy hoàn toàn, mặc dù ông có mua bảo hiểm, tuy nhiên số tiền bảo hiểm trả chỉ tương đương 10% số tài sản của ông bị cháy ước tính khoảng 2 triệu USD. Trong bi kịch lớn đến vậy, Edison vẫn có thể bình thản nói, tạ ơn Chúa! tất cả những sai lầm của con đã bị thiêu rụi, người đã cho con cơ hội làm lại từ đầu. Chỉ vài tuần sau, ông đã phát minh ra chiếc máy hát đầu tiên trên thế giới.
Với một người đầy lạc quan và nhiệt huyết như Edinson, không có ngọn lửa nào có thể thiêu rụi được ông. Vụ cháy đó không chỉ làm mất đi tài sản, mà còn toàn bộ những ghi chép, những công cụ và tư liệu phục vụ cho công việc, mất đi gần như tất cả những gì ông có.
Tuy nhiên là một nhà khoa học thiên tài, ông hiểu rằng, điều quan trọng nhất với ông không phải là tài sản hay những ghi chép, tất cả những thứ đó ông đều có thể làm lại, bởi vì tất cả các ý tưởng, kiến thức hay quy trình, đều vẫn nằm trong đầu ông. Ngoài ra ông là một người có đức tin, cho nên trong bất kỳ tình huống nào, ông hiểu rằng Chúa sẽ luôn che chở cho ông.
Có một câu danh ngôn nổi tiếng: “Có một cách để vượt qua khó khăn, đó là đâm xuyên qua khó khăn đó”. Những danh nhân như Tào Tháo, hay Edison đều thực hiện như vậy. Do đó họ mới có thể đạt được những thành tựu phi thường trong sự nghiệp của mình.
Cuộc hành trình của cuộc đời diễn ra rất lâu, rất lâu. Hãy hát và đi, những người lạc quan và nhiệt huyết có thể biến những lịch trình nhàm chán thành niềm vui, để không đánh mất những điều quý giá nhất của cuộc đời.
Theo dusheng.org
Kiên Tấn