Học cách bồi bổ ngũ tạng theo trung y
Người Trung Quốc cổ xưa có lưu lại một bộ pháp bảo tự nhiên nhất cũng giản dị nhất giúp loại bỏ mọi chứng đau mỏi, lão hóa và suy yếu, dưới đây chúng ta hãy cùng xem Đông y vận dụng các kinh lạc và huyệt vị như thế nào để bảo vệ ngũ tạng và trị bệnh nhé.
Mối quan hệ giữa lục phủ ngũ tạng và kinh lạc
Thực tế Y học cổ truyền Trung Hoa nhìn nhận lục phủ ngũ tạng không chỉ gồm có các cơ quan nội tạng, mà còn là tất cả hệ thống kinh lạc cơ thể, lục phủ ngũ tạng cùng tương ứng với 12 đường kinh mạch của toàn thân, tuần hoàn trao đổi lẫn nhau, tạng và phủ một âm một dương, tương tác trong ngoài lẫn nhau, trong kinh lạc lại có khí, huyết, dịch nước bọt dịch chuyển. Do đó dưỡng sinh và điều trị bệnh của Trung y, cơ bản lấy 12 đường kinh mạch và các huyệt đạo làm cấu trúc chính.
1. Thận
Thận chi phối việc xương có chắc khỏe hay không, xương của người già và trẻ em nếu thiếu tinh chất của thận thì xương dễ bị lỏng và yếu. Xương có thể tạo ra tủy xương. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tủy sống và tủy xương có sự tương đồng nhất định và cũng chịu sự chi phối của thận. Tủy sống liên lạc với não, do đó, thận giữ ý chí và làm chủ trí nhớ. Người bổ thận tráng dương có trí nhớ tốt.
Các vấn đề về đại tiểu tiện đều do thận quyết định, ví dụ như khi có vấn đề về đường tiểu, nếu như không bị phát viêm, có thể ấn vào huyệt bắt đầu của thận kinh đó là : huyệt Thái khê và huyệt Phục Lưu.
Thận chủ nạp khí, người già hoặc những bệnh nhân phải chạy thận thường có hiện tượng hụt hơi, có thể ấn vào huyệt Dũng Tuyền, huyệt Mệnh môn, huyệt Thái khê cũng có thể giúp cho chức năng của thận hoạt động được tốt.
Thận khai khiếu ra tai, khi thận bị suy yếu, khả năng thính lực sẽ không tốt. Hằng ngày có thể thường xuyên xoa tai, massage huyệt Thái khê.
Thận chủ cốt (xương), răng là phần dư của xương, muốn chăm sóc răng, có thể ăn một vài loại thực phẩm bổ thận, ví dụ như hạt điều, quả óc chó, đậu đen. Còn có thể gõ răng, mỗi lần vài trục cái, để giúp răng khỏe mạnh. Ngoài ra khi đi vệ sinh nên ngậm chặt miệng, giúp bảo vệ thận khí.
Sự sung mãn tinh hoa của thận biểu hiện ở tóc, phương pháp đơn giản nhất để bảo vệ tóc đó là thường xuyên dùng tay để chải đầu.
Chân là điểm bắt đầu và kết thúc của hai đường kinh là Túc tam âm kinh và túc tam dương kinh, do đó thường xuyên ngâm chân có thể giúp kích thích kinh lạc thận ở chân, huyệt Dũng tuyền và các huyệt vị ở dưới mắt cá chân, có thể bồi dưỡng nguyên khí, làm ấm huyệt đạo, làm giảm hàn khí. Trước khi đi ngủ ngâm chân, còn giúp bạn ngủ ngon.
Muốn bảo vệ thận, ngày thường hãy dùng hai tay xoa vào nhau cho tới khi nóng lên, sau đó massage vào huyệt Mệnh Môn và huyệt Thận du. Nhất là những người thường xuyên ngồi điều hòa, ngồi lâu, hoặc bị đau lưng có thể ấn và massage hai huyệt vị này nhiều hơn một chút.
2. Tim
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng tim khai mở ở lưỡi, khi chức năng của tim bị suy giảm, con người không thể nói trôi chảy hoặc thậm chỉ trở nên nhầm lẫn.
Trung y nhận định, tim là thể tổng hợp của tim và não, tâm chủ thần khí, cổ xưa gọi là tinh thần, chi phối những thay đổi về tư duy, ý thức, tình cảm và cảm xúc của con người, vì vậy xa xưa khi tinh thần và trí huệ của một người không bình thường nhất định là tim có vấn đề. Tim chủ trì khí huyết mạch máu, khi khí huyết bất thường sẽ sinh ra các loại bệnh, ví dụ như cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nhịp tim đập nhanh.
Sự sung mãn tinh hoa của tim biểu hiện ra khuôn mặt, một người có trái tim khỏe, sắc mặt sẽ hồng hào, không khỏe sắc mặt sẽ có màu trắng bệch.
Hàng ngày nếu muốn chăm sóc tim, có thể tự vỗ vào mặt trong cánh tay từ trên xuống dưới, sẽ giúp kích thích được các huyệt đạo có liên quan.
Huyệt nội quan: Là huyệt lạc nối với kinh Thiếu dương Tam tiêu, huyệt giao hội của kinh Quyết âm ở tay với mạch Âm duy), là một huyệt đạo rất quan trọng. Bởi kinh Thiếu dương Tam Tiêu thường chủ trì tim, ngực, dạ dày, do vậy khi ấn vào huyệt nội quan có thể làm giảm dịu các bệnh về tim và mạch máu như đau tim, tim đập nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, bệnh hen suyễn, đau dạ dày, nôn, say tàu xe, viêm dạ dày cấp tính….
3. Tỳ ( lách)
Tỳ và vị là hậu thiên chi bản, ( kinh tỳ và kinh vị trở thành một cặp tương hỗ trong ngoài) khi vị tiêu hóa không tốt, tỳ không thể hấp thu được.
Tỳ tạo ra và quản lý huyết, do vậy khi kinh nguyệt không đều là do tỳ có vấn đề. Tỳ khai khiếu ở miệng, do đó chỉ căn cứ qua màu sắc của môi miệng có thể biết được tỳ vị có khỏe hay không, nếu môi bị thâm đen là biểu hiện tỳ vị có vấn đề. Tỳ chủ trì cơ bắp, tứ chi. Khi tứ chi nhức mỏi, là biểu hiện tỳ vị có vấn đề.
Phương pháp chăm sóc tỳ (lá lách):
Khi vùng bụng có vấn đề, ví dụ như đau ở tim và lách, đau tim, đau dạ dày, nôn mửa, đầy bụng,đầy hơi, táo bón, đều có thể bắt tay xử lý từ kinh tỳ và kinh vị.
Nếu bị mệt mỏi, chướng bụng, đắng miệng, có thể ấn vào huyệt gốc của kinh lạc của tỳ (huyệt thái bạch) và huyệt lạc của kinh vị (huyệt Phong long) có thể giúp giải quyết được vấn đề. Chỉ đơn thuần ấn vào huyệt phong long cũng có thể giúp điều trị đờm hiệu quả.
4. Phổi
Kinh lạc của phổi và kinh lạc của đại tràng cùng tương tác với nhau. Phổi chủ trị da, lông (làn da, lỗ chân lông). Phổi khai khiếu ở mũi. Phổi thuộc kim, vào lúc rạng sáng từ 3h đến 5h, là thời gian tuần hoàn của phổi, thời gian này nếu không ngủ được, cơ thể khó chịu, rất có thể là phổi có vấn đề.
Phương pháp chăm sóc phổi:
Xoa nhẹ thuận theo chiều tuần hoàn của kinh lạc phổi, sẽ giúp cải thiện vấn đề về thiếu khí ở phổi. Thông thường chúng ta có thể tập chung châm cứu vào các huyệt đạo ở dưới vùng khuỷu tay, chỗ nào khi ấn vào thấy đau nhiều chính là điểm phản ứng.
5. Gan
Gan tương tác với túi mật, gan có chứa huyết (là kho lưu giữ huyết), gan khai khiếu ở mắt, do vậy các loại bệnh như viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp đều có liên quan tới gan.
Gan chủ trì gân, biểu hiện khi gan có vấn đề là xuất ra ở móng. Nếu buổi tối đi ngủ bi chuột rút, là biểu hiện gan có vấn đề, dịch gan không đủ. Nhìn móng tay có thể đoán biết chức năng gan hoạt động có tốt hay không, nếu hồng hào là gan khỏe mạnh.
Gan thuộc mộc, khi gan không khỏe sẽ khắc với tì vị ( tì vị thuộc thổ), cũng sẽ dần tới tì vị có vấn đề.
Chăm sóc sức khỏe cho gan:
Vỗ thuận theo chiều tuần hoàn của kinh lạc gan vào các huyệt đạo, vỗ vào mặt trong của cẳng chân, sẽ chạm tới được cả 3 đường kinh lạc là kinh lạc của gan, kinh lạc của tì, kinh lạc của thận.
Bác sĩ Lâm Qúy Chung có kể về một trường hợp cấp cứu nhờ ấn vào huyệt đạo như sau: Có một người bị bệnh gan, một lần đi máy bay bỗng nhiên cảm thấy môi mình tê lên, ông vừa nói với vợ xong thì bị hôn mê, người vợ đang bối rối không biết làm cách nào, thì có một người bảo bà hãy ấn vào tay của chồng, kết quả nửa tiếng sau thì chồng bà tỉnh lại.
Theo bác sĩ Lâm, đây có thể là do tác dụng khi ấn vào Kinh Tam tiêu và kinh Tâm bào. Vì vậy khi thấy môi bị tê, có thể ấn vào huyệt đạo ở dưới đầu gối hoặc huyệt đạo ở dưới khuỷu tay, nhất là huyệt Thái Chung ở chân, có thể điều trị được rất nhiều triệu chứng bệnh, và xua tan nguy hại tới tính mạng.
Ngoài dưỡng sinh để chăm sóc bảo vệ gan, Trung y còn nhấn mạnh tới “ giấc ngủ vào buổi trưa và vào giờ tý”, bởi kinh lạc của túi mật hoạt động vào giờ tý ( từ 11h đêm đến 1h sáng), kinh lạc của gan hoạt động vào giờ sửu ( từ 1h sáng tới 3h sáng), vì vậy buổi tối nên cố gắng đi ngủ trước 11h đêm.
Kết luận
Y học cổ truyền Trung Quốc không áp dụng phương pháp giải phẫu nội tạng, mà sử dụng hình ảnh để suy đoán thông qua các mối quan hệ với các bộ phận khác trên cở thể để phán đoán xem chức năng của luc phủ ngũ tạng có bình thường hay không.
Nếu luôn dùng phương pháp giải phẫu con người để quan sát trạng thái tinh khí và tạng phủ có hòa hợp hay không, chẳng những không thấy được “điều mình muốn”, lại càng không giữ được trạng thái tự nhiên của cơ thể, điều đó cũng nói lên rằng có rất nhiều điều y học cổ truyền rất phát triển.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: 163.com