Gia Cát Lượng dạy con như thế nào?
Gia Cát Lượng là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn thời Tam Quốc. Cuộc đời của ông là một trang sử huy hoàng với trí tuệ uyên bác khiến cho người đời sau không khỏi kinh ngạc, tán thán không ngớt. Thành công lớn nhất của Gia Cát Lượng là giúp Lưu Bị gây dựng nên nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô chống Ngụy. Ông được cho là một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại bấy giờ. Không chỉ có tài năng xuất chúng, ông còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc, “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi“.
Đằng sau hình ảnh đó Gia Cát Lượng còn là người cha nhân từ với cách dạy con đặc biệt qua Giới tử thư – thư gửi con trai mình là Gia Cát Chiêm. Khi đó Gia Cát Lượng 54 tuổi ông đã viết cho cậu con trai 8 tuổi của mình như sau: “Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn“, Ý tứ là: Cần ước thúc từ trong tâm điềm đạm quả dục thì mới tỏ rõ chí hướng. Tâm mà không tịnh thì không thể thực hiện được mơ ước to lớn, xa xôi. Người đời sau đã cô đọng thành “Đạm bạc sáng chí, thanh tĩnh chí xa” được lưu truyền tới nay rộng khắp cả thế giới.
Tại sao một người tài đức vẹn toàn như Gia Cát Lượng lại dạy con mình “Đạm bạc minh chí, ninh tĩnh trí viễn”?
Người cha nào cũng mong con cái thành danh, có tài có đức. Vậy nên không phải Gia Cát Lượng mong con trai mình sống ẩn mình trong xã hội cho qua đi một đời yên ả. Thực ra Ông hy vọng con trai mình ước chế bản thân, không có dục vọng, không truy cầu mong muốn kết quả thì tự nhiên sáng tỏ mọi con đường. Bước trên đường đời ung dung, tự tại không bị mê hoặc bởi những thứ phù phiếm xa hoa, công danh lợi lộc nơi xã hội. Làm được điều đó thì tâm thanh tịnh trí huệ sẽ tròn đầy như hoa mai nở kiên cường trong tuyết lạnh. Gia Cát Lượng còn dạy con trai “ninh tĩnh trí viễn” nghĩa là khi tâm tĩnh thì mới có thể nhìn xa trông rộng, mà để tâm tĩnh thì cần tu dưỡng bản thân, kiềm chế sự hấp tấp nóng vội. Vì chỉ khi lòng người tĩnh lặng mới có thể rộng lớn thâm sâu chứa đựng cả bầu trời.
Làm được “đạm bạc” như Gia Cát Lượng dạy con thì tâm con người mới tĩnh mà đủ tĩnh thì không sợ sóng gió cuộc đời, bất kể trong tình huống nào đều có thể: “khi khốn cùng thì thiện riêng bản thân, khi hiển đạt thì khiến cả thiên hạ thiện lương”. Ngoài ra, Gia Cát Lượng cũng đã từng đưa ra lời khuyên: “Phi ninh tĩnh vô dĩ thành học“ nghĩa là Không yên tĩnh thì học chẳng thành. Ý nói rằng môi trường xung quanh mà tĩnh sẽ sẽ tốt cho việc học. Vì ngoại cảnh ồn ào sẽ dễ can nhiễu nội tâm. Có lẽ nó cũng là lý do vì sao thời xưa các bậc kỳ tài thường lui về núi ở ẩn để học tập, tu luyện, sau đó quay trở lại vang danh thiên cổ như Gia Cát Lượng, Khổng Tử, Khương Tử Nha…
Các nhà hiền triết cổ đại cũng đã nói: “Chính thì tĩnh, tĩnh thì sáng suốt” (nguyên văn: “Chính tắc tĩnh, tĩnh tắc minh“). Trong tác phẩm Đô thi ngôn chí nhà Thanh đã viết “Ở nơi đồng nội hoang dã rộng lớn nhàn nhã, bên bờ hồ nước tĩnh lặng tịch mịch, tự thấy niềm vui trong vòng tay rộng lớn của trời đất, nên đạm bạc minh chí, ninh tĩnh trí viễn, đâu đâu cũng hiển hiện ra.”
Hay chuyện các bậc cổ nhân đã dạy con trong Giáo tử thư: Đừng tính toán được mất ắt sẽ sáng tỏ nhìn thấu sự cuộc. Có lẽ đó chính là nội hàm của những lời dạy của Gia Cát Lượng dạy cho con mình. Chỉ khi nào nội tâm con người thanh tịnh mới có thể làm nên việc lớn.
Nguồn: The epoch times
Biên tập: Tiểu Liên