Khi còn sống họ là những con hiếu thuận, khi qua đời họ được lên trời
Trong Phật Giáo thường tin vào luật nhân quả và nghiệp báo, và những người có lòng hiếu thảo có thể nhận được phúc báo vô cùng lớn.
Hai câu chuyện cổ xưa dưới đây làm ví dụ về lòng hiếu thuận sẽ nhận được phúc báo
1. Hiếu thuận với mẹ chồng sau khi qua đời được lên trời
Bắc Thanh, là một hậu duệ của hoàng tộc nhà Thanh. Vào năm Đông Chí thứ tám (1869), ông được điều động đến làm quan tại Sinh Kinh, thành phố Thẩm Dương ngày nay.
Tại đây ông đã mời giáo sư Tuyết Mạn đến dạy cho các con của ông, cả thầy giáo và học trò đều rất hòa hợp. Khi đó, có một viên quan quận phải thường xuyên đến Sinh Kinh làm việc, Kiến Y lại lại rất quý trọng ông ta, nên mỗi lần ông ta đến đều mời ông ta đi ăn tối.
Vị quan quận này còn kiêm chức Giám ngục, hay xuống Âm phủ làm việc vặt, mỗi lần như vậy ông đều phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó nằm trên giường, có hôm thì ba ngày đêm, ngắn nhất thì cũng là vài tiếng đồng hồ mới trở về.
Một số người tò mò hỏi về sự kiện này, nhưng ông Sinh Kinh lại từ chối tiết lộ.
Một ngày nọ, vị quan quận lại đến Sinh Kinh, khi đang chuẩn bị ăn trưa với Tuyết Mạn và những người khác trong gia đình, thì vừa nâng đũa lên, Sinh Kinh lập tức dừng lại, đi mặc quân phục chỉnh tề, sau đó tìm một gian phòng nằm xuống. Bởi vì tất cả mọi người đều biết rằng ông ta còn có một công việc khác nên họ không thấy làm lạ lắm.
Hơn một giờ sau, Sinh Kinh từ trên giường đứng dậy. Ông Tuyết Mạn rất ngạc nhiên vì lần này thấy bạn của mình xử lý công việc nhanh như vậy. Sinh Kinh nói: “Trước đây, khi ta xử án thì không được tiết lộ cho người khác biết được, nhưng lần này thì khác, hôm nay vì có một nữ nhân ăn mày nhưng lại vô cùng hiếu thảo đã được đón lên trời. Nhiều quan chức dưới âm phủ đã đến tiễn đưa cô ấy. Trong số đó, có tôi. Sự việc này có tác dụng giáo hóa, khuyến thiện cho thế nhân, nên tôi được phép kể cho các ông”.
Rồi ông tiếp tục kể người phụ nữ ăn xin này kết hôn năm 16 tuổi, nhưng một năm sau kết hôn, chồng cô không may qua đời. Kể từ đó, cô đã thủ tiết để hầu hạ mẹ chồng.
Về sau, gia đình bà ngày càng nghèo khó, phải đi ăn xin nhưng lòng hiếu thảo của cô vẫn không thay đổi, mấy chục năm sống cùng nhau, bà luôn kính trọng mẹ chồng. Sau khi mẹ chồng qua đời, cô cũng chôn cất bà rất chu đáo, và luôn luôn dọn dẹp chăm nom phần mộ của mẹ chồng và chồng của cô.
Ông Tuyết Môn liền hỏi: “Vì cô ấy rất hiếu thảo, tại sao ông trời không ban phước cho cô ấy mà lại để cô ấy nghèo đến mức trở thành một kẻ ăn xin?”.
Quan quận đáp: “Nghèo đói là quả báo của kiếp trước của cô ấy, và cô ấy đã phải trả. Quả báo đã trả xong cô còn làm được nhiều điều phúc báo nên cô đã được thăng lên trời, nếu mọi người không tin thì có thể sai người đến cây liễu ở Nam Môn Thành để xem thi thể của cô ấy ở đó”.
Quan quận đã mô tả chi tiết quần áo và vị trí thi thể của cô ấy, sau đó Tuyết Môn lập tức cử người đến Nam Môn Thành để kiểm tra. Và hiển nhiên, thi thể của một người phụ nữ ăn xin đã được tìm thấy ở đó. Quần áo, vị trí và cuộc đời của cô đều chính xác như lời vì quan quận nói. Điều đáng kinh ngạc hơn là cô ấy đã qua đời vào buổi trưa, đó cũng là lúc vị quan quận rời đi trong bữa cơm trưa.
Đúng là lòng hiếu thuận làm cảm động trời xanh, Ông Trời cũng không phụ người có tấm lòng hiếu hạnh.
2. Câu chuyện Phật dạy về lòng hiếu thảo: Ơn mẹ may áo
Thời Xuân Thu, có người con hiếu thảo tên là Mẫn Tử Khiên. Mẹ cậu mất sớm, cha lại lấy mẹ kế, và sinh được hai người em. Mẹ kế đối xử với cậu không tốt, thường xuyên ngược đãi cậu.
Một mùa đông, mẹ kế dùng bông lau may áo cho cậu, nhưng lại may cho hai người em lại là áo bông. Áo máy bằng bông lau xem ra rất dày dặn, nhưng lại không giữ ấm. Vừa lúc cha cùng cậu đi xa, và bảo cậu đánh xe ngựa. Vì trời quá lạnh, gió lạnh từng hồi, quần lại không đủ ấm, cho nên cậu lạnh đến nỗi phát run. Cha cậu nhìn thấy bèn rất tức giận, áo mặc đã dày thế này rồi sao còn phát run nữa, liệu có phải cố ý bêu xấu mẹ kế không? Vào lúc tức giận, ông liền lấy roi rút là quất Mẫn Tử Khiên. Kết quả là, khi roi vừa vút xuống, áo liền rách, bông lau bay ra, lúc này người cha mới hiểu, thì ra là mẹ kế ngược đãi đứa con của mình, cho nên rất tức giận. Khi về đến nhà liền đuổi người mẹ kế đi.
Mẫn Tử Khiên đối với mẹ kế vẫn một mực chân thành. Lúc này chỉ có mỗi suy nghĩ, quỳ xuống nói với cha mình “Cha ơi, cha đừng đuổi mẹ kế đi, bởi vì, khi có mẹ, chỉ một mình còn chịu lạnh, nếu mẹ mà đi rồi, hai em đều chịu đói, chịu lạnh ạ”.
Đến lúc này, lòng hiếu thảo tột cùng của Mẫn Tử Khiên không hề giảm, hơn nữa lại nghĩ cho sự an vui của anh em và gia đình. Tấm lòng chân thành này đã làm cha cậu xuôi giận, sự chân thành này cũng làm cho mẹ kế của cậu có lòng hổ thẹn.
Tấm lòng hiếu thảo chân thành này của Mẫn Tử Khiên đã chuyển quá duyên xấu của gia đình, mà làm cho gia đình từ đây hạnh phúc, an vui. Cho nên, “Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt”. Chúng ta phải luôn luôn nghĩ rằng “Đức chưa tu” thì “Cảm chưa đến”, sự chân thành có thể không làm mất mát, mà còn đem lại sự quan tâm chăm sóc.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: Aboluowang