Khi tức giận, hãy niệm 4 câu “thần chú” này, bạn sẽ nguôi ngoai
Cuộc sống như một trường tôi luyện, là một chặng đường dài với nhiều chông gai. Trên con đường đó sẽ có ánh nắng ấm áp, và cũng có sương băng giá lạnh. Tâm trạng của chúng ta giống như một chiếc đồng hồ cát để ngược, tức giận và hạnh phúc luôn song hành, tức giận nhiều thì hạnh phúc, niềm vui sẽ ít đi.
Cuộc đời mỗi người cũng chỉ vỏn vẹn vài chục năm ngắn ngủi, gặp chuyện gì cũng tính tính toán toán, điều đó chẳng khác gì “lãng phí” những thời khắc tươi đẹp của cuộc sống. Bởi vậy, thay vì tức giận về những điều bạn không vừa ý, tốt hơn hết là bạn nên “tu” cái tâm của bản thân mình lại. Khi tâm bạn thay đổi, bạn sẽ phát hiện ra cuộc sống của bạn cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Khi tức giận, hãy thầm niệm 4 câu “thần chú” này, tự nhiên sẽ đạt được tâm bình lặng và an hòa.
“Điều đó không đáng lưu tâm”
Nhà văn Hy Lạp Aesop từng nói: “Con người cần phải hòa nhã, không nên nóng giận thái quá, vì tức giận thường sinh ra tai họa lớn”.
Vào thế kỷ trước, có một cuộc thi bida nổi tiếng ở New York, Mỹ. Tay cơ hạt giống Louis Fox đang ở cơ trên đối thủ, chỉ cần duy trì tinh thần thi đấu ổn định là có thể giành chức vô địch. Tuy nhiên một sự cố nhỏ đã khiến cục diện thay đổi.
Một con ruồi vô tình đậu vào quả bóng bida, lúc đầu Louis Fox không quan tâm. Anh lấy tay xua con ruồi rồi cúi xuống sẵn sàng đánh bóng. Nhưng con ruồi lại đậu sang bi cái rồi lượn lờ xung quanh mặt Louis như trêu ngươi, khán giả nhìn thấy ai cũng bật cười.
Tay cơ đỏ mặt xấu hổ, giận dữ vung gậy về phía con ruồi. Kết quả là cú đánh này đã vô tình trúng bi cái. Theo luật chơi, Louis đã đánh bóng và cú đánh không được như mong đợi. Chớp lấy thời cơ, đối thủ đã giành được kết quả tốt hơn và cuối cùng Louis Fox là người thua cuộc. Anh ta chửi bới, đập nát gậy đánh và giận dữ bước ra khỏi sàn thi đấu.
Mọi người chứng kiến đều thở dài: Louis Fox thua chỉ vì một con ruồi. Nhưng rốt cuộc: Một con ruồi hay cuộc thi, cái nào quan trọng hơn? Dù con ruồi đến gây rối nhưng tay cơ này đã không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Giận dữ khiến anh mất đi sự bình yên, vui vẻ và trạng thái tích cực ban đầu. Cuối cùng, một cơ hội quý giá đã bị phá hủy bởi một cơn tức giận. Đó là một vấn đề tầm thường, tại sao phải nổi giận? Quả thật nó không đáng.
“Đừng quá xét nét, suy tính quá mức”
Khi tức giận, chúng ta không chỉ thua một trò chơi mà còn mất đi nhiều cơ hội và những hạnh phúc khác.
Cô bạn Sasha của tôi ly hôn chỉ sau 6 tháng chung sống. Mấu chốt của vụ ly hôn bắt nguồn từ “sự cố giặt là”. Cô ấy sử dụng một tấm bìa trang trí để che máy giặt, nhưng người chồng phản đối với lý do “Bất tiện” và tháo ra ngay lập tức. Sasha tức giận, lại dùng bìa che lại máy giặt, rồi họ phát sinh cãi vã.
Lần khác cô thu gom quần áo ngoài ban công và để mắc áo trên thanh phơi nhưng chồng lại cất đi vì trông không gọn gàng. Sasha hét lên “Cất đi rất bất tiện”. Không ai nhường ai và họ liên tục tranh cãi. Cứ như vậy chỉ 6 tháng sau ngày cưới, họ chia tay với lý do “Không hợp nhau”.
Khi khác biệt về quan điểm, một bên không chấp nhận sự mềm mỏng, bên kia lại không nhượng bộ mà cạnh tranh lẫn nhau, tất yếu là từ xích mích nhỏ có thể tạo ra mâu thuẫn lớn. Thực tế, trong bất cứ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng cần phải có một người biết nhượng bộ.
Mâu thuẫn với người nhà, mình thắng, tình thân chẳng còn sâu đậm. Cãi lộn với người yêu, mình thắng, tình cảm phai nhạt. Tranh giành với bè bạn, mình thắng, nhưng tình bạn không còn.
Cổ nhân có câu: Khi mâu thuẫn đến, lùi một bước biển rộng trời cao. Đứng trước mâu thuẫn, nếu có thể nhẫn nhịn để “lùi” một bước, chúng ta sẽ phát hiện bản thân sau đó có thể tiến lên 2 bước.
“Mọi chuyện sẽ không sao đâu”
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lương Thực Thu từng nói: “Khi tức giận, lý trí không tỉnh táo, lời nói và việc làm dễ dàng vượt quá, dễ làm tổn thương người khác”. Chúng ta có thể gặp những người như vậy trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể khó chịu và tức giận chỉ vì những điều nhỏ nhặt. Thậm chí chỉ khi họ nhìn thấy sự thảm hại của đối phương, mới chịu bỏ qua.
Trong công ty nọ, ông chủ nổi tiếng là nghiêm khắc. Có một trợ lý mới đến trong công ty, thường vì một chuyện nhỏ nhặt mà bị ông chủ chỉ trích không thương tiếc.
Để không chọc giận ông chủ, người trợ lý mới này làm việc gì cũng rất thận trọng. Nhưng có một lần, anh vô tình mắc phải một sơ suất lớn, khiến cho công ty bị thiệt hại nghiêm trọng.
Anh ta biết rõ lần này mình sẽ bị đuổi việc nên chủ động từ chức. Nhưng lần này, ông chủ bình thản nghe anh ta nói, rồi đưa đơn từ chức trả lại, chẳng trách một câu mà chỉ dặn dò “Không sao đâu, cần cố gắng”, thậm chí còn giao tiếp một dự án lớn.
Nhiều năm sau, người trở lý trở thành cánh tay đắc lực cho công ty, hai người họ bàn lại chuyện xưa, ông chủ mới giải thích: “Sở dĩ tôi nghiêm ngặt những chuyện nhỏ là bởi vì cậu sẽ thường bỏ qua nó, lỡ như nó trở thành một thói quen, không cẩn thận thì việc nhỏ sẽ gây tổn thất lớn. Nhưng trong việc lớn, mọi người đều biết bản thân mình làm sai, nhất định sẽ ghi nhớ bài học”.
Tức giận là bản năng nhưng biết kiềm chế lại là bản lĩnh. Có một câu nói: “Nhịn được cơn tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”. Hãy nhớ, nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi nóng. Còn nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi nóng.
Đường rộng không bằng tâm rộng, mệnh tốt không bằng tâm tốt. Tâm con người giống như một con đường, càng tính toán thì đường càng cụt.
“Chuyện gì qua rồi thì cứ để nó qua đi”
Một nhà tâm lý học đã làm một thí nghiệm: Ông yêu cầu người làm thí nghiệm viết ra những điều khiến họ tức giận vào tuần đầu tiên, sau đó bỏ chúng vào một hộp carton. Tuần thứ hai, ông kiểm tra lần lượt với các thành viên thí nghiệm và nhận thấy rằng 90% sự việc đã không khiến họ tức giận nữa. Ông lại yêu cầu mọi người viết 10% sự việc khiến họ tức giận còn lại rồi tiếp tục bỏ vào hộp carton.
Hai tuần sau, mọi người đều nói rằng 10% những điều từng khiến họ tức giận không còn gây rắc rối và có khả năng giải quyết chúng.
Nhà triết học La Mã cổ đại Seneca từng nói: “Cách chữa trị tốt nhất cho cơn giận là sự trì hoãn”. Ông cũng nói rằng, cho dù đêm dài bao nhiêu, cuối cùng sẽ có ánh sáng của bình minh. Dù mùa đông lạnh giá bao lâu mùa xuân rồi sẽ trở lại, có bao nhiêu rắc rối thì cuối cùng cũng sẽ qua.
Nếu có điều gì đó thực sự khiến bạn cảm thấy không thoải mái, hãy để thời gian chữa lành. Thật không đáng khi phải sống cả đời trong tức giận để rồi chuốc lấy rắc rối cho bản thân, từ đó lãng phí cả một cuộc đời tươi đẹp.
Nguồn: Alobuowang
Tài liệu tham khảo: Vnexpress
Lan Hòa biên tập