Lấy đức báo oán, chịu thiệt là phúc
Ai cũng biết rằng, làm người không nên quá so đo, tính toán, người lương thiện chịu thiệt không phải là chuyện xấu, bởi vì khi bạn đối đãi tốt với người khác, sẽ có thể tích phúc khí, cuối cùng sẽ đắc được sự chiếu cố của ông Trời.
Đối xử tốt với người khác, dù cho phúc báo chưa đến, họa đã rời xa bạn. Dưới đây là một câu chuyện cổ, là một ví dụ chân thực nói lên đạo lý “Chịu thiệt là phúc”.
Vào thời nhà Minh có một thư sinh tên là Ngô Tử Điềm, mẹ của Ngô Tử Điềm mất sớm, cha lấy vợ kế. Người mẹ kế tính tình rất kì dị, đối xử rất tốt với đứa con trai, nhưng đối với ông thì ngược lại. Trong tâm ông dần dần nảy sinh cảm giác bất bình, oán hận.
Sau này khi ông lấy vợ, người mẹ kế cũng đối xử không tốt với người vợ của ông. Trong tâm ông cảm thấy bất bình, muốn tìm người mẹ kế để nói lý lẽ, nhưng người vợ đã khuyên ngăn. Sau này, cha của ông qua đời, ông đã để lại đất đai, ngân lượng, kết quả là, những mảnh ruộng tốt nhất, người mẹ kế đều đưa cho người con trai ruột của mình, để những mảnh đất xấu, khô cằn cho ông, hơn nữa còn “bỏ túi” rất nhiều tài sản.
Ngô Tử Điềm muốn đi gặp người mẹ kế để nói lý lẽ, nhưng lại bị vợ ngăn lại. Người vợ nói với Ngô Tử Điềm: “Chịu thiệt là phúc, cái gì của chúng ta thì sẽ không mất, hà cớ gì mà chúng ta cứ tranh tranh đấu đấu? Càng tranh giành, phúc báo càng hao tổn“.
Sau này, đứa con trai của người mẹ kế ham mê cờ bạc, thua sạch tiền, hai mẹ con gần như trở thành ăn mày.
Lúc đó, vợ của Ngô Tử Điềm vội vàng thuyết phục ông mau chóng đưa mẹ và em trai về. Họ không chỉ đưa mẹ kế và em trai trở về, còn giúp em trai cai nghiện cờ bạc, cuối cùng, sự tốt bụng của hai vợ chồng đã có thể làm cảm động lòng của người mẹ kế và người em trai, cả gia đình về chung sống hạnh phúc bên nhau.
Vợ của Ngô Tử Điềm sinh ra 3 người con trai, sau này trưởng thành đều thi đỗ tiến sỹ.
Ngô Tử Điềm và vợ đã buông bỏ những ân oán trước đây, không nhớ bất cứ lỗi lầm của đối phương trong lòng, điểm này thật đáng để mọi người học hỏi.
Thử nghĩ, nếu bạn là Ngô Tử Điềm, bạn sẽ xử lí những bất đồng với những người thân như thế nào. Bạn có thể nghe những lời khuyên của vợ mà không đi tranh đi đấu với người khác hay không? Khi bạn thấy người mẹ kế rơi vào tình cảnh nguy khốn, liệu bạn có oán hận, phẫn nộ mà nói ra với họ rằng: “Ông Trời thật là có mắt, các người cuối cùng cũng có ngày hôm nay”.
Văn hóa truyền thống dạy chúng ta: Làm người cần phải lấy đức báo oán, cũng không bảo chúng ta phải tranh đấu với người khác, thay vào đó, chúng ta nên trong hoàn cảnh chịu thiệt thòi mà đúc kết ra những bài học, từ đó trưởng thành hơn lên.
Những người có tấm lòng khoan dung, rộng lượng sẽ có thể đắc được đại phúc báo, nếu ngay cả đối với người thân của chúng ta, chúng ta cũng suốt ngày so đo tính toán, tranh tranh đấu đấu, thì thử hỏi phúc báo đến từ đâu?
Hơn nữa, chúng ta cần phải hiểu rằng, của cải danh lợi trong đời đều đã được định sẵn trong vận mệnh, đó là điều mà chúng ta có muốn tranh giành cũng không tranh giành được, càng tranh giành càng mất đi phúc báo, lại càng khiến cho phúc thọ chịu tổn hại. Từ cổ chí kim, mọi người đều có thể thấy rằng, không có một gia đình nào xảy ra tranh chấp, lục đục mà trở nên hạnh phúc, hưng thịnh cả.
Thông qua câu chuyện trên, chúng ta cũng thấy rằng: “Một người vợ hiền sẽ giúp chồng có ít tai ương và hiểm họa”, một người đàn ông có một người vợ hiền đức thì sẽ giúp chồng giảm bớt đi rất nhiều tai họa.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: Secretchina