Lò Bát Quái dung luyện Tôn Ngộ Không
Chúng ta đều biết trong lịch sử các triều đại Trung Quốc đều có người tu Đạo, Phật gia là tu Phật. Kỳ thực họ đều được gọi chung là người tu luyện. Danh từ “luyện” này có ý nghĩa rất sâu sắc, ý nói người tu luyện cần phải dung luyện trong lửa mới có thể viên mãn. Thái Thượng Lão Quân từng ném Ngộ Không vào luyện trong lò Bát Quái, mục đích chính là muốn dung luyện Ngộ Không, chứ không phải muốn thiêu đốt Ngộ Không.
1. Lão Quân muốn dung luyện thân thể kim cương của Ngộ Không
Thái Thượng Lão Quân bẩm tấu lên Ngọc Hoàng:
“Con khỉ đó đã ăn đào tiên, uống rượu ngự rồi, lại còn trộm cả linh đan. Năm bình hồ lô đan đó của thần, gồm cả đan chưa luyện và đã luyện xong, đều bị nó nuốt cả vào bụng rồi, nó lại luyện thân thể bằng thứ lửa tam muội nữa, nên người tựa như một khối kim cương rắn chắc, không vật gì hại được. Chi bằng để thần mang nó về bỏ vào lò Bát Quái, đốt nó bằng thứ lửa văn vũ mà thần thường dùng để luyện linh đan, thì người nó nhất định sẽ biến thành tro”.
Ngọc Hoàng nghe vậy lập tức sai thần tướng Lục Đinh, Lục Giáp áp tải Ngộ Không xuống giao cho Lão Quân.
2. Ngộ Không chịu nạn trong lò Bát Quái
Lão Quân về tới cung Đâu Xuất, cởi trói dây thừng cho Đại Thánh, rút móc xương tì bà, rồi ném Ngộ Không vào trong lò Bát Quái, sai Đạo nhân trông coi lò và tiểu đồng tử châm lửa quạt lò bắt đầu luyện. Nguyên lò này gồm tám cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài thuộc Bát Quái, thân thể Ngộ Không nằm ở cung Tốn. Tốn tức là gió, có gió mà không có lửa, chỉ có gió thổi khói tới, làm cho hai mắt của Ngộ Không bị lửa thiêu đỏ rực, cho nên gọi là “hỏa nhãn kim tinh”.
Thời gian thấm thoắt, chẳng mấy chốc đã được 49 ngày, lửa của Lão Quân đã tắt. Một hôm, Thái Thượng Lão Quân mở lò lấy linh đan. Đại Thánh đang lấy hai tay dụi mắt, lau nước mắt thì nghe thấy có âm thanh ở nắp lò, mở to mắt nhìn thấy có ánh sáng, không chịu được liền tung người nhảy ra khỏi lò luyện đan, hét lên một tiếng, đạp đổ lò Bát Quái rồi bỏ chạy. Những người trông giữ lò hoảng sợ cùng các thần tướng Đinh Giáp xông ra chặn nhưng đều lần lượt bị Ngộ Không đánh gục, hắn giống như con mãnh hổ điên loạn hay con rồng một sừng điên cuồng. Lão Quân đuổi theo định bắt, bị Ngộ Không đẩy ngã lộn nhào rồi bỏ chạy thoát thân.
3. Ma nạn vốn để luyện thân thể kim cương, hà tất phải oán trời trách người
Chúng ta ai đã từng xem Phong Thần Diễn Nghĩa đều biết năng lực của Thái Thượng Lão Quân (cũng chính là Lão Tử) còn lợi hại hơn cả Nguyên Thủy Thiên Tôn, sao có thể để cho Ngộ Không chạy thoát được? Vả lại, Thái Thượng Lão Quân còn có thiên nhãn thần thông, Ngộ Không thế nào sao Thái Thượng Lão Quân lại không biết? Rõ ràng Thái Thượng Lão Quân đang dung luyện Ngộ Không, chứ không phải muốn hại Ngộ Không.
Xem câu chuyện dung luyện Tôn Ngộ Không mà nghĩ về ý trí của người tu hành. Những người tu hành từ xưa đến nay nếu muốn đắc được quả vị chân chính hầu như đều phải trải qua những khổ nạn nhất định. Tôn Ngộ Không dung luyện qua những gian nan thử thách để sau này khi đi thỉnh Kinh thì Ngộ Không đã rất dũng mãnh không sợ một điều chi. Thuở xa xưa cũng vậy khi Thích Mâu Ni đi thuyết Pháp thì cũng bị đệ tử của Bà La Môn quấy nhiễu, tìm ra đủ các loại để mạ lỵ Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúa Giê Su vì để chuộc những tội lỗi mà đệ từ của Ngài đã tạo ra mà phải bị đóng đinh lên thập tự giá, nhưng cuối cùng Ngài cũng viên mãn và để lại cho tương lai một con đường Đạo chân chính.
Trên còn đường tu luyên của bất kỳ ai, bất kỳ Pháp môn chân chính nào, nếu muốn thành tựu quả vị của bản thân, để thoát khỏi lục đạo luân hồi, để cứu độ chúng sinh thì người tu luyện đều hiểu khổ chính là đắc được, khổ để xả bỏ nhân tâm, khổ để trui luyện nên ý trí kiên định. Chỉ có trong gió tuyết lạnh gắt kia hoa mai mới nở đẹp nhất. Chỉ những lúc khó khăn, vất vả nhất mới biết ai Chân tu ai Giả tu.
Liên hệ với cuộc sống hiện tại trong xã hội người với người cũng vậy, trong những mâu thuẫn, trong cuộc sống khó khăn vất vả chúng ta có thể bỏ qua những khổ đau mà lạc quan bước đi hay không đều là sự mạnh mẽ và ý trí của mỗi người. Ai đó đã ví đời người như một bát cháo, từng hạt gạo trắng ngần nhờ trải qua quá trình ninh nấu mới có thể mềm nhuyễn, mới có thể thơm ngon. Cũng có người ví kiếp nhân sinh như một thang thuốc đắng, cần đun lửa nhỏ riu riu để nấu nhừ. Lại có người ví cuộc đời như một bát canh hầm, cần nấu một cách từ từ trong thời gian lâu mới đượm lên mùi vị ngọt ngào, thơm ngon quyến rũ. Cho dù đúc kết hay so sánh với bất kể điều gì, thì đó cũng là một sự từng trải.
Nhìn lại trong lịch sử ta có thể thấy được điều này. Những anh hùng lưu danh thiên cổ đều là người biết cương, nhu đúng lúc. Cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ có lúc ta cảm thấy đắc ý, nở mày nở mặt vì làm được điều gì đó; trái lại, cũng có lúc sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi chuyện không được như mong nguyện. Là bậc trí huệ thì “thắng không kiêu, bại không nản”, kiên định vững vàng, vấp ngã rồi lại đứng lên tiến bước. Biết nhẫn nhịn mới có thể trải nghiệm được hết đắng cay ngọt bùi; biết chịu đựng mới có thể lùi một bước để tiến ba bước, mới có thể viên mãn công thành.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: Chanhkien.org