Loại củ là “thuốc quý” ở Ấn Độ, ở Việt Nam lại rất rẻ
Loại củ thần thánh mà chúng ta đang nhắc đến chính là riềng. Ở Việt Nam, riềng là loại gia vị vô cùng quen thuộc, được bán rất rẻ, vì thế nhiều người sẽ bất ngờ khi ở Trung Quốc, Ấn Độ thì củ riềng rất được đề cao.
Từ xa xưa, y học cổ truyền Ayurveda Ấn Độ và y học cổ truyền Trung Quốc đã biết sử dụng các bộ phận khác nhau của riềng để điều trị cảm lạnh, đau dạ dày, viêm, tiểu đường, loét, buồn nôn, tiêu chảy, bệnh chàm và các bệnh cấp tính và mãn tính khác nhau.
Hạt của riềng được sử dụng như một chất làm thơm miệng, làm sạch răng miệng, hỗ trợ tiêu hóa và nhuận tràng. Hoa riềng được sử dụng như một loại gia vị hoặc rau. Rễ cây riềng được sử dụng như một loại gia vị và nguồn tinh dầu (như gừng).
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y riềng là loại củ có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua có tác dụng chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém. Hạt riềng tán nhỏ, uống 6 – 10g có thể chữa ăn không tiêu, buồn nôn.
Tác dụng của củ riềng?
1. Cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng
Củ riềng là một gia vị vô cùng quen thuộc đối với nhiều người. Nó mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng có thể kể đến như:
Protein
Cacbohydrat
Chất xơ
Chất béo có lợi
Vitamin C
Natri
Và còn một vài chất chất dinh dưỡng bổ ích khác
2. Giảm mỡ máu và cholesterol trong cơ thể
Những chất như galanin, quercetin, kaempferol,.. có trong củ riềng có khả năng giảm thiểu đáng kể lượng cholesterol cũng như các chất béo có hại trong máu. Từ đó nguy cơ mỡ máu và cholesterol trong thành mạch máu sẽ không còn xuất hiện, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là bệnh về tim mạch.
3. Củ riềng trị lang beng hiệu quả
Bài thuốc: Củ riềng và cây chút chít mỗi loại 100g, chanh tươi 1 quả. Đem 2 nguyên liệu trên giã nát rồi đun nóng cùng với nước cốt chanh tươi. Để hỗn hợp nguội dần rồi cho vào bình có nắp kín để bảo quản và sử dụng bôi ngoài da. Bôi lên khu vực bị bệnh lang beng sẽ giúp làm giảm đi các triệu chứng và mau khỏi bệnh.
4. Chống đái tháo đường
Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2015, chiết xuất methanolic của riềng có khả năng chống đái tháo đường. Khi các nhà khoa học lấy chiết xuất riềng cho chuột mắc bệnh tiểu đường sử dụng, kết quả cho thấy riềng làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, cải thiện chuyển hóa lipid và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.
Chiết xuất của riềng được phát hiện có tác dụng ức chế chuyển hóa carbohydrate, giảm thiểu sự tăng đột biến đường huyết sau bữa ăn. Hoạt động kiểm soát glucose ngang bằng với các loại thuốc trị đái tháo đường tổng hợp.
Ngoài ra, do hoạt động chống oxy hóa của nó, loại thảo dược này có thể bảo vệ gan và tuyến tụy của bạn khỏi tác động và tổn thương do oxy hóa gây ra.
5. Chống ung thư dạ dày, ung thư da
Chiết xuất nước của riềng có thể ức chế sự tăng sinh của các dòng tế bào khối u dạ dày của con người. Thân rễ của củ riềng có chứa hai hợp chất quý, đó là acetoxychavicolacetate và p-coumaryl alcohol-O-methyl ether – được biết là có tác dụng chống lại các tế bào ung thư.
Chiết xuất từ riềng cũng có tác dụng chống ung thư trên các tế bào u ác tính (da), ngăn ngừa ung thư da.
6. Có thể giúp điều trị viêm khớp và các loại viêm khác
Thân rễ riềng có chứa flavonoid, tannin, saponin, glycosid và một số hợp chất phenol. Các chất phytochemical này cho thấy tác dụng chống viêm và giảm đau mạnh. Ngoài ra, các chất chống viêm như gingerol có trong riềng có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
7. Riềng có tác dụng tăng số lượng, chất lượng tinh trùng
Một nghiên cứu năm 2014 được thực hiện bởi Tạp chí Y học Sinh sản Iran về tác động của củ riềng đối với khả năng sinh sản của nam giới đã kết luận rằng việc áp dụng thảo dược này đã làm tăng số lượng tinh trùng di động lên gấp 3 lần.
Chú ý khi sử dụng củ riềng để chữa bệnh
Tác dụng của củ riềng đối với sức khỏe là không thể bàn cãi, tuy vậy khi sử dụng riềng để chữa bệnh bạn cũng nên chú ý một vài điều sau:
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh về trào ngược dạ dày hoặc bị dị ứng thành phần của riềng cần tránh xa không nên sử dụng củ riềng.
Sử dụng quá nhiều riềng trong một thời điểm có thể gây sốc với cơ thể, thậm chí gây hôn mê, tử vong
Riềng có tính nóng, ấm, tuy không bằng gừng nhưng bạn vẫn có thể sử dụng để thay thế gừng trong một vài trường hợp.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: tintuconline