Lời khuyên của bác sỹ trong đại dịch: Chân ngôn 9 chữ
Dịch bệnh đang bùng phát nghiêm trọng, mặc dù chính phủ và ngành Y tế đang nỗ lực hết sức. Nhưng với xu hướng bệnh hiện tại thì có thể nhiều người sẽ mất đi sinh mạng cho đến khi các biện pháp của Tây y có thể phát huy tác dụng hoặc dịch bệnh lắng xuống một cách tự nhiên theo chu kỳ.
Do đó, ngoài các biện pháp Tây y, chúng ta nên áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ khác. Qua nhiều năm nghiên cứu ứng dụng cả Tây y và Khí công (Pháp Luân Công) trong chăm sóc sức khỏe, tôi có lời khuyên cho mọi người như sau:
1. Thực hiện các biện pháp cách ly và dự phòng tại nhà đầy đủ theo các chuyên gia Y tế đã khuyến cáo, và quy định của địa phương.
2. Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của bản thân bằng cách thực hành Pháp Luân Công
Nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công là tu tâm tính, tuy nhiên nếu bạn chưa thể đọc và hiểu các nguyên lý trong sách ngay thì có thể tập động tác (các bài công Pháp). Việc tập các động tác đơn thuần cũng có thể có tác dụng tốt trong thời gian đầu, nhưng để có hiệu quả bền vững và lâu dài thì cần đọc và thực hành theo các nguyên lý trong sách. Nếu chưa đọc sách được thì bạn có thể nghe các bài giảng.
Hướng dẫn tập động tác: Tại đây Các sách tham khảo (đọc cuốn Pháp Luân Công hoặc Chuyển Pháp Luân trước): Tại đây. Nghe 9 bài giảng: Tại đây
3. Nếu bạn chưa thể thực hành các bài công pháp của Pháp Luân Công, thì thật tâm niệm 9 chữ Chân Ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”
– Thực hiện điều này cũng có thể đạt được trạng thái tĩnh tâm tương tự như các bài thiền và làm giảm tâm lý tiêu cực do dịch bệnh.
– Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của thiền đối với sức khoẻ trong đó có thiền chú tâm (nghĩ trong đầu, hoặc nhẩm một đoạn từ ngữ liên tục lặp đi lặp lại, hoặc chú chú tâm vào âm thanh để đạt được trạng thái tĩnh). Có trường phái gọi là thiền niệm, còn Pháp Luân Công gọi là niệm “Chân Ngôn”. Các bài tập thiền định không chỉ giúp tăng hoạt động của não bộ mà còn giúp tăng cường miễn dịch. Có một tổng quan hệ thống đã cho thấy rõ tác dụng của thiền định đối với sức khoẻ, và tác giả đã đưa ra lời khuyên nên sử dụng thiền định trong trị liệu lâm sàng và phòng bệnh.
– Ngoài ra hoàn cảnh khó khăn thường tạo ra những tâm lý tiêu cực gây tác động xấu đến sức khoẻ. Nghiên cứu của một học giả của đại học Harvard đã chỉ ra rằng các trạng thái tâm lý tiêu cực như: tuyệt vọng, chán nản, dằn vặt, lo âu và giận dữ là những nguy cơ dẫn đến bệnh lý mạch vành. Một nghiên cứu gần đây của một học giả Australia đã cho thấy, thiền chú tâm có tác dụng làm giảm lo lắng, căng thẳng. Những trạng thái tâm lý tiêu cực có thể xuất hiện khi có tình trạng cách ly kéo dài hoặc do bản thân dịch bệnh.
Pháp lý của Pháp Luân Công nhìn nhận rằng, bệnh là do “bảy phần tinh thần, ba phần bệnh”, và suy nghĩ của con người cũng là vật chất, những suy nghĩ xấu, tiêu cực sẽ sinh ra vật chất xấu trong cơ thể, từ đó bệnh tật có thể phát triển. Do đó duy trì những suy nghĩ tốt, tích cực là một điều tối quan trọng để duy trì sức khoẻ. Mặt khác, cũng đã có những báo cáo ban đầu về hiệu quả của niệm “Chín chữ Chân Ngôn” trong nhiều đợt dịch COVID vừa qua ở trên thế giới.
Niệm “Chân Ngôn” thế nào mới hiệu quả?
Mức cao nhất có thể đạt được khi niệm chín chữ chân ngôn là: trong đầu không còn ý nghĩ nào khác, từng chữ từng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo. Chân, Thiện, Nhẫn Hảo” đều có thể hiện ra trước mắt.
Để đạt được trạng thái này thì cần phải có quá trình kiên trì và nỗ lực rèn luyện; người mới tập sẽ khó đạt được ngay và không phải ai cũng có thể đạt được, nhưng đây là một dấu mốc để người tập hướng tới. Các suy nghĩ hỗn loạn sẽ giảm dần tùy theo nỗ lực của người tập.
Nghĩ trong đầu hoặc nhẩm lặp đi lặp lại đều được; mỗi khi rảnh đều có thể niệm chín chữ này.
4. Xử trí khi trong tình huống nhiễm COVID hoặc triệu chứng trở nặng ở nhà hoặc Bệnh viện
Nếu bạn bị nhiễm COVID nhưng được theo dõi tại nhà: Hãy niệm ngay 9 chữ “Chân ngôn” khi có thể, rồi trầm tĩnh nghe hoặc đọc kỹ các hướng dẫn của bác sĩ. Mỗi khi thấy lo lắng bất an, hoặc rảnh rỗi hãy thực hành niệm. Thực hiện các biện pháp điều trị và dự phòng như bác sĩ khuyên bạn. Thực hành theo video hướng dẫn tập động tác, đọc sách hoặc nghe bài giảng của Pháp Luân Công nếu có thể.
Khi các triệu chứng trở nặng, thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc sự trợ giúp y tế gần nhất, đồng thời duy trì niệm. Nếu bạn vẫn thấy lo lắng bất an thì ngồi xuống kiên trì niệm cho đến khi bạn có thể tĩnh tâm để xử lý tình huống.
Nếu bạn đang được điều trị ở Bệnh viện: Hãy tuân thủ điều trị của Bác sĩ, đồng thời niệm chín chữ “Chân Ngôn” khi có thể. Khi có tâm lý tiêu cực như bất an, lo lắng, tuyệt vọng … hãy niệm ngay để giảm bớt chúng. Thực hành theo video hướng dẫn tập động tác, đọc sách hoặc nghe bài giảng của Pháp Luân Công nếu có thể.
Các biện pháp của khí công không bác bỏ hay phản đối điều trị theo Tây Y.
Chúc mọi người đều bình an vượt qua đại dịch!
Bs Nguyễn Đức Trường
______________________
Bài viết chỉ là quan điểm cá nhân dựa trên những trải nghiệm riêng của tôi, không nhận tài trợ, không đại diện cho bất kỳ tổ, chức, cá nhân nào khác, và cũng không nhất định là đúng trong mọi trường hợp. Bạn có thể có quan điểm khác, mỗi người một quan điểm.
Bạn đọc có nhã ý chia sẻ bài viết xin vui lòng chia sẻ nguyên văn nội dung và hình ảnh, không cắt xén chỉnh sửa.
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn phòng tránh COVID của trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
2. Tác động của Pháp Luân Công đối với sức khỏe
The Meditative Mind: A Comprehensive Meta-Analysis of MRI Studies”
Meditation and Immune Function: The Impact of Stress Management on the Immune System
4. Mối liên hệ giữa tâm lý tiêu cực và bệnh mạch vành
5. Tác động của niệm âm đối với tâm lý
6. Hiệu quả của niệm 9 chữ Chân Ngôn