Lời nói của một đứa trẻ nghèo khiến người giàu xấu hổ
Vẻ bề ngoài của ai đó không bao giờ nói lên được tính cách hay nội tâm của họ. Lòng lương thiện và từ bi luôn là điều được dấu kín. Từ khi nào xã hội đã trở nên có sự phân biệt giàu nghèo, và vẻ bề ngoài không được gọn gàng, sạch sẽ lại khiến người khác khinh thường những người nghèo. Người giàu họ nghĩ những người nghèo không có nhân phẩm, tham lam và lừa dối. Nhưng có một câu nhà từ thiện người Mỹ Kenneth Behring từng nói: “Đừng bao giờ giả vờ hiểu được người khác”.
Vào những năm 1990, khi Behring đang đi qua khu vực Vịnh San Francisco, anh đột nhiên phát hiện ra rằng chiếc ví của mình đã bị mất. Người trợ lý lo lắng nói: “Có lẽ nó đã bị mất khi đi bộ qua khu ổ chuột ở Berkeley vào buổi sáng. Thưa ngài phải làm sao đây?”
Behring bất lực nói: “Chúng ta chỉ có thể đợi người nhặt được chiếc ví liên hệ với chúng ta”.
Hai giờ sau, người trợ lý thất vọng nói: “Tôi nghĩ chúng ta nên quên đi, đừng đợi nữa. Chúng ta không nên hy vọng vào những người ở khu ổ chuột.” “Không, tôi muốn chờ xem.” Belling bình tĩnh nói.
Người trợ lý khó hiểu: “Trong ví có danh thiếp, người tìm được muốn trả lại cũng chỉ mất vài phút gọi điện thoại. Nhưng chúng ta đều đợi cả buổi chiều, rõ ràng là họ không tìm cách gì để trả lại.” Behring vẫn khăng khăng chờ đợi. Khi trời sắp tối, chuông điện thoại đột ngột vang lên. Chính người nhặt ví đã gọi điện và yêu cầu họ đến nhận ví tại một địa điểm gọi là phố Kata.
Trợ lý càu nhàu: “Đây sẽ là một cái bẫy sao? Chẳng lẽ bọn họ muốn đánh úp hoặc tống tiền chúng ta?” Behring phớt lời nói và lái xe đến đó ngay lập tức. Khi họ đến địa điểm đã thỏa thuận, một cậu bé mặc quần áo rách rưới đi về phía họ, và thứ cậu ta đang cầm là chiếc ví mà Behring đã đánh mất. Trợ lý lấy chiếc ví và thấy có rất nhiều tiền sau khi kiểm tra.
“Cháu có một yêu cầu.” Cậu bé ngập ngừng nói, “Chú có thể cho tôi một ít tiền không”?
Lúc này, trợ lý cười: “Tôi biết rồi …” Behring ngắt lời trợ lý và hỏi cậu bé muốn bao nhiêu tiền với một nụ cười.
“Cháu chỉ cần một đô la là đủ.” Cậu bé xấu hổ nói – “Cháu đã mất một thời gian dài để tìm một nơi có điện thoại công cộng, nhưng cháu không có tiền, vì vậy cháu phải mượn một đô la của một người để gọi điện thoại, và bây giờ cháu cần phải trả nợ cho họ. “
Nhìn vào đôi mắt trong veo của cậu bé, người trợ lý cúi đầu xấu hổ. Behring hào hứng ôm cậu bé.
Ngay lập tức, Behring thay đổi kế hoạch từ thiện trước đó của mình và thay vào đó, đầu tư vào việc xây dựng một số trường học ở Berkeley để chiêu mộ trẻ em từ các khu ổ chuột không có tiền đến trường học miễn phí. Tại lễ khai mạc, Behring nói: “Đừng giả vờ đoán người khác. Chúng ta cần dành chỗ và cơ hội để chào đón một trái tim trong sáng và nhân hậu. Một trái tim như vậy đáng để chúng ta đầu tư nhất”.
Thanh Chân- secretchina