“Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng?”: Bài học từ sự thiện tâm và từ bi có thể hóa giải được mọi thứ
Người ôm tồn Thiện niệm có thể bao dung vạn vật, cảm hóa đất trời, tan chảy cả sắt đá, mang theo năng lượng từ bi phá trừ hết thảy thập ác, hóa giải mọi ân ân oán oán nơi thế nhân.
Chúng ta thường nghe câu: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng?”, để nói về mối quan hệ giữa mẹ kế và con riêng của chồng.
Vào triều Chu, nước Ngụy có một người mẹ tốt bụng và từ bi, là con gái của Mạnh Dương, vợ kế của Mang Mão. Vợ cũ của Mang Mão có 5 người con trai, họ đều không thích người mẹ kế này, ngay cả khi người mẹ kế đối xử với họ rất khoan dung và độ lượng, họ vẫn không thích bà.
Người mẹ kế sau đó đã mệnh lệnh cho 3 người con trai của mình, không được phân biệt đối xử với 5 đứa con của Mang Mão, bất luận là quần áo, thức ăn hay là những vấn đề sinh hoạt hằng ngày đều không có sự khác biệt. Dù như vậy, nhưng 5 đứa con trai của Mang Mão vẫn không thích bà.
Không lâu sau đó, đứa con thứ 3 của Mang Mão phạm phải mệnh lệnh của Ngụy Vương, nên cần phải chịu hình phạt. Người mẹ kế vì chuyện này mà sầu não, cảm thấy rất đau khổ, bà quyết tâm sớm muộn như thế nào cũng lao vào ngục để cứu. Có người nói với bà: “Những người con trai này không hề thích bà, tại sao bà lại hao tâm khổ tứ và khắc khổ tìm cách cứu anh ta như thế?”.
Người mẹ kế trả lời: “Con của tôi, mặc dù nó không thích tôi, tôi cũng nhất định tìm cách để cứu con tôi, để nó tránh khỏi tai họa và hình phạt. Bây giờ con riêng của chồng tôi gặp tai họa, tôi không đứng ra cứu nó, vậy thì chằng phải tôi có phân biệt đối xử với nó hay sao?”
Cha của chúng sợ chúng trở thành trẻ mồ côi, nên mới cưới tôi về làm mẹ kế. Mẹ kế cũng là người mẹ, nếu không yêu thương con của mình, vậy thử hỏi có thể được coi là người mẹ “hiền từ” hay không? Chỉ yêu con của mình mà phớt lờ con của người vợ trước, vậy thử hỏi có còn nhân nghĩa hay không? Là một con người không có lòng nhân từ, thử hỏi dựa vào gì để đứng được trên thế gian này? Chúng mặc dù không thích tôi, tôi làm sao có thể dám quên đi nghĩa lý làm người này cơ chứ?”
Sau đó, người mẹ kế đã qua nước Ngụy gặp Ngụy Vương, Ngụy Vương cảm thấy kính ngưỡng trước hành động từ bi, nhân nghĩa của bà, bèn miễn tội cho người con trai riêng thứ 3 của chồng bà. Từ đó trở đi, 5 người con trai của Mang Mão đối xử với người mẹ kế như người mẹ ruột của mình, gia đình hòa thuận, yêu thương lẫn nhau. 8 người con trai đều nhận được sự giáo huấn lễ nghĩa từ người mẹ kế, sau này, họ đều trở thành những đại phu, tướng sỹ của nước Ngụy.
Tại sao người mẹ kế trong đoạn văn trên lại có thể thay đổi quan điểm và suy nghĩ của 5 người con trai của người vợ cũ Mang Mão, thành tâm coi bà như mẹ ruột và nghe theo lời của bà? Nó phụ thuộc vào “hiền từ” và “nhân nghĩa”, điều này thuộc về trạm trù trong luân thường đạo đức văn hóa truyền thống, lòng tốt có thể cảm hóa đạo đức của người khác, từ đó mới có thể làm hài lòng và thuyết phục lòng người.
Bởi vậy, chỉ có từ bi khoan dung mới có thể cảm hóa được nhân tâm con người.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: Secretchina