Một ngày làm việc thiện, phúc dù chưa đến họa đã rời xa
Cổ nhân có câu “một ngày làm việc thiện, phúc dù chưa đến, họa đã xa rồi, một ngày làm việc ác, họa dù chưa đến, phúc đã xa rồi”. Người làm việc thiện như cỏ trong vườn xuân, không thấy dài hơn, mà ngày càng nhiều thêm. Người làm việc ác như viên đá mài dao, không thấy nó mòn mà ngày càng giảm bớt.
Việc tổn hại người để mình yên ổn là việc rất nên răn mình. Việc phải dù nhỏ, cũng phải xử sự phương tiện với người; việc ác dù nhỏ, khuyên người chớ làm. Áo cơm tùy duyên, tự nhiên vui vẻ. Tính toán số mệnh làm gì? Hỏi quẻ bói làm gì? Khinh người là họa, tha người là phúc. Lưới trời lồng lộng, báo ứng rất nhanh.
Họa phúc không có cửa, người ta tự vời đến cho mình. Thiện ác có báo ứng, như bóng với hình. Cho nên trong tâm nuôi dưỡng cái thiện, chưa làm việc thiện, cát thần đã đến rồi. Trong tâm nảy sinh cái ác, dù chưa làm việc ác, hung thần đã theo rồi. Nếu đã từng làm việc ác mà sau hồi tâm ăn năn hối cải, lâu dài ắt sẽ được cát lành, ấy gọi là chuyển họa thành phúc.
Mã Mặc lên nhậm chức quan phủ Đăng Châu, ông đã dùng những lời lẽ ấy để khuyên bảo nhà vua xóa bỏ đi một phong tục bất nhân, cứu sống bao nhiêu tù nhân, và ông đã được phúc báo.
Vào Triều đại Nhà Tống, có một số tội nhân được thả ra khỏi nhà tù và bị đày tới đảo Sa Môn. Luật pháp của triều đại đó quy định số người giới hạn trên đảo không quá 300 người. Chính quyền chỉ cung cấp đủ thực phẩm cho 300 tội nhân mà thôi. Hơn nữa, hòn đảo rất nhỏ và không thể chứa được nhiều người. Thông thường, quan phủ sẽ nhấn chìm số tội nhân dư ra xuống biển. Trại chủ của đảo Sa Môn là Lý Khánh, đã nhấn chìm 700 tù nhân xuống biển vào thời ấy.
Khi Mã Mặc lên nhậm chức quan phủ Đăng Châu (ngày nay là vùng Bồng Lai thuộc tỉnh Sơn Đông), ông ta rất bất mãn với chính sách tàn ác đó. Ông quyết định thay đổi nó. Ông viết sớ tâu lên nhà vua: “Ban Hành pháp của Hoàng cung đã nhấn chìm những tù nhân xuống biển khi số người vượt quá 300 là một việc làm chống lại ý muốn của Hoàng Đế. Trong tương lai, nếu số người vượt quá 300, sao không thả những tù nhân đã sống trên đảo một thời gian lâu và yêu cầu họ tự lo cho cuộc sống?”. Hoàng Đế nghe xong bèn nghĩ rằng đó là một ý kiến hay và ra lệnh thay đổi luật lệ. Từ đó trở đi, nhiều tù nhân trên đảo khỏi bị mất mạng oan uổng.
Mã Mặc không có con. Một hôm ông ta nằm mộng thấy một sứ giả của Ngọc Hoàng, (một vị Thần lớn nhất, Thượng Đế, trên trời), đến nói với ông rằng, ông sẽ được cho một đứa con trai và một đứa con gái vì ông đã làm việc thiện cho những người trên đảo. Sau đó, vợ ông thật đã mang thai hai đứa con, một trai và một gái.
Mã Mặc cứu những người trên đảo Sa Môn và ngăn cản người khác phạm tội ác giết người. Ông ta được nhận Thiện báo.
Làm phúc đắc phúc báo đã trở thành một đạo lý tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Thời nào cũng sẽ có người thiện, người ác. Người hành thiện gặp điều tốt đẹp, người hành ác gặp quả báo. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, lưới trời lồng lộng không một ai thoát.
Nhung Nguyễn biên tập