Một tâm hồn trong sạch và sáng suốt như mặt hồ phẳng lặng là thể hiện của cảnh giới nội tâm cao đẹp
Vẻ đẹp chân thành, thiện lương và khoan dung bắt nguồn từ sự tĩnh lặng. Cũng như con người, trước hết phải có trầm tĩnh và hòa hoãn thì mới nhìn thấu mọi sự trên thế gian, mới sáng suốt thấu tỏ, mới không vì một phút nổi nóng nhất thời mà làm việc đáng tiếc, mới đủ kiên nhẫn và bao dung cho thế nhân,...
Một năm bốn mùa luân chuyển, mỗi mùa có một khí chất và nét đẹp riêng làm mê đắm lòng người. Mùa xuân rạo rực, mùa hạ sôi nổi, mùa đông lạnh lùng đơn côi, riêng mùa thu khoác lên mình vẻ đẹp của sự tĩnh lặng. Để cảm nhận sâu sắc sự tĩnh lặng ấy chi bằng ngắm mặt nước hồ thu, bởi mặt hồ thu có những điểm đặc biệt: tĩnh lặng, trong sáng, thuần khiết và tươi xanh.
Những đợt gió thu nhẹ nên mặt hồ mới tĩnh lặng, có tĩnh lặng thì bùn đất mới lắng xuống nên hồ thu được cái “đức” trong sáng mà hiền hòa. Cũng bởi tĩnh lặng, lại trong sáng thấu đáy nên mặt hồ như mặt gương soi vào sự thật. Mây trắng bay trên trời, uyên ương bơi dưới nước, rặng liễu xanh xanh, cổ tự trầm mặc… đều soi bóng mình trên mặt hồ, tạo nên một bức tranh thiên nhiên mê đắm lòng người. Nhờ thế liễu vẫn thấy mình là liễu tha thướt, cổ tự vẫn biết mình là cổ tự hoang liêu, đôi chim uyên ương thấy mình vẫn sặc sỡ điệu đà. Và “mây trắng nghìn năm bay chơi vơi” vẫn tự hào xinh đẹp như thuở nào.
Kỳ thực, sự tĩnh lặng cũng như một nguồn sức mạnh bí ẩn, luôn mang trong mình một nét đẹp riêng, dịu dàng, cuốn hút và mê đắm.
Một tâm hồn trong sạch và sáng suốt như như mặt hồ phẳng lặng là thể hiện của cảnh giới nội tâm cao đẹp
Trong cuộc sống hằng ngày, không thể tránh khỏi những việc khiến chúng ta cảm thấy bất bình trong tâm, chỉ vì chút mâu thuẫn mà trở nên tức giận, nóng nảy, buông lời khó nghe. Đôi khi tôi gặp những người tu luyện có tâm tính cao. Trong cuộc sống hằng ngày, họ luôn luôn xử lý sự việc một cách điềm tĩnh và tử tế, khi đối mặt với xúc phạm và sỉ nhục họ chỉ bình thản như mặt hồ phẳng lặng vậy, khi xảy ra mâu thuẫn thì luôn biết cách kiềm chế cảm xúc, thay vì chỉ trích, họ biết cách nhẫn nại và đặt vị trí của bản thân vào đối phương, tìm ra những thiếu sót của bản thân để dần hoàn thiện chính mình, họ dùng tâm thái tĩnh lặng và “thiện tâm” để hóa giải mâu thuẫn.
Một lần, tôi tò mò hỏi một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp: “ Làm sao anh có thể có thể đạt được sự độ lượng và bao dung khi bị lăng mạ như vậy mỗi khi xảy ra xích mích với người khác?” Anh ấy chỉ cười với tôi và nói: “ Để có thể bình thản như mặt hồ phẳng lặng, then chốt là có thể vứt bỏ tất cả chấp trước, từ bỏ mọi tình cảm và dục vọng, xem nhẹ những chuyện nhỏ nhặt nơi thế gian, đơn giản hóa mọi thứ sẽ đem đến niềm vui đích thực. Một tâm hồn khoáng đạt, vô tư, đó là thể hiện của cảnh giới tư tưởng cao đẹp mà mọi người cần hướng tới để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Do vậy bạn phải học làm thế nào để buông bỏ cái tâm chấp nhất của mình, hãy biết mở lòng và bao dung hơn, bởi trong cuộc sống của chúng ta còn nhiều điều cần chúng ta khám phá”.
Hạnh phúc và thành công xảy đến giống như làn sóng bất thường – sau khi thủy triều đến rốt cuộc nó sẽ biến mất. Do đó, đối với một người, cảnh giới cao nhất là thuận theo tự nhiên. Nếu bạn luôn có thể bình tình suy nghĩ, bình thản như mặt hồ phẳng lặng, thì đó sẽ là cảnh giới cao nhất trong cuộc sống. Có một tâm trí tĩnh lặng, không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi buồn, được hay mất nơi thế gian, khi bị sỉ nhục, sẽ không nổi giận; khi gặp vấn đề, sẽ không lo sợ và bất an. Khi đối mặt với thăng trầm hay biến cố, khi đối mặt với vui buồn cực độ, một người vẫn có thể giữ được bình tĩnh và đón nhận chúng một cách bình thản, như thế thật phóng khoáng và cao quý biết bao.
Những điều “tầm thường” trong cuộc sống sinh ra bởi những dục vọng không cần thiết, tâm con người bị che phủ bởi bụi, bị chất nặng bởi những cám dỗ trong thế giới vật chất. Thời Trung Quốc cổ, có một vài học giả nổi tiếng mà tâm hồn điềm tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. Như Đào Tiềm trồng hoa cúc và hoa sen; như Lý Bạch uống rượu và thưởng thức ánh trăng; như Tô Thức chợp mắt trên chiếc giường mây. Trong sự hỗn loạn của thế giới này, sở hữu một nội tâm tĩnh lặng mới có thể trở về với con đường khám phá bản tính tiên thiên của mình.
Lão Tử nói rằng: “ Từ bi vĩ đại nhất giống như nước vậy”, Khổng Tử nói: “Người khôn giống như nước, người thiện giống như núi.” Chúng ta có thể học được rất nhiều từ bản chất uyên thâm của nước, khi tâm của một người có thể tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, điều đó minh chứng rằng họ đang đi trên con đường dẫn tới hạnh phúc, một cuộc sống tiêu diêu tự tại. Khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, tâm trí đạt đến sự tĩnh tại vô vi, tâm ra cũng sẽ trong sáng giống như hoa sen tinh khiết, nở rực rỡ giữa dòng đời biến động.
Nguồn: Zhengjian
Lan Hòa biên tập