Ngủ cả ngày, đi thì chậm… tại sao con lười vẫn sống tới 64 triệu năm mà không bị tuyệt chủng
Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1749, Georges Buffon – một nhà tự nhiên học người Pháp. Ông gọi những con lười là “một thứ sinh thể quái lạ và vụng về, cử động lúc nào cũng chậm chạp, khắc khổ và thật ngu ngốc”…”Những con lười này hẳn là một dạng sự sống hạng bét. Chỉ cần có thêm một nhược điểm nữa thôi, sống sót được đối với chúng sẽ trở thành điều bất khả thi”
Tuy nhiên với đặc thù là động vật có tốc độ di chuyển rất chậm, nhưng không phải vì lười như cái tên mà loài người đặt cho chúng. Cũng không vì tốc độ chậm chạp mà loài này trở nên yếu thế.
Nguyên nhân bẩm sinh
Sự thờ ơ với mọi thứ xung quanh khiến không ít người nghĩ rằng chúng chậm tiến hóa và tụt hậu so với sự phát triển của các loài động vật khác. Thế nhưng đây lại chính là sự tiến hóa để thích nghi với môi trường sống không có nhiều chất dinh dưỡng của chúng.
Lười là một trong những loài động vật có vú có tốc độ và tập tính sinh hoạt chậm chạp nhất hành tinh. Nguyên nhân của sự chậm chạp này một phần do thị lực kém của chúng. Di chuyển chậm chính là một sự tiến hóa để đảm bảo an toàn cho loài thú này. Khi không thể nhìn, chúng chỉ có thể chậm chạp bò từng bước, cảm nhận môi trường xung quanh một cách cẩn thận để không bị rơi khỏi cây.
Không chỉ thế, chậm chạp cũng mang lại nhiều lợi ích cho loài lười. Đầu tiên, chúng tiết kiệm một lượng năng lượng khổng lồ. Trên thực tế, con lười sử dụng năng lượng ít hơn khoảng 90% so với động vật có vú trung bình. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi chúng ăn rất ít, chỉ vài chiếc lá trong một ngày.
Charles Darwin đã từng nhìn thấy một con lười khi ông phát biểu thuyết tiến hoá vào năm 1859? Làm thế quái nào cái thứ sinh vật chậm chạp, yếu ớt và lười biếng này lại có thể sống sót qua 64 triệu năm, và tới tận ngày nay vẫn chưa bị tuyệt chủng?Chẳng phải tự nhiên ông ấy nói về loài sinh vật này thậm tệ đến vậy. Trên thực tế, những con lười chính là loài động vật có vú di chuyển chậm nhất hành tinh.
Chậm chạp lại chính là thứ đem đến lợi thế sinh tồn
Tốc độ leo trèo trên cây của chúng là 4m/phút. Trong trường hợp nguy hiểm chẳng hạn như bị săn đuổi, lười có thể tăng tốc lên tối đa 4,5m/phút. Ở dưới đất thì chúng đi còn chậm hơn, một phút chỉ bò được cỡ 3m. Bơi có lẽ là bộ môn mà chúng chơi tốt nhất. Những con lười ở dưới nước có thể di chuyển ở vận tốc lên tới 13,5 mét/phút. Trớ trêu thay, di chuyển chậm lại chính là thứ đem đến lợi thế sinh tồn cho loài động vật này.
Những con lười là động vật biến nhiệt hay hằng nhiệt. Trên thực tế, chúng ở giữa, lúc thì hằng nhiệt lúc thì biến nhiệt. Nhưng trong giai đoạn hằng nhiệt của nó, lười chọn hoạt động chậm để khỏi đốt nóng cơ thể và tiêu tốn năng lượng.
Thân nhiệt của lười hầu như chỉ dao động trong khoảng 32-34oC, thấp hơn hầu hết các loài động vật có vú khác. Trong so sánh, thân nhiệt của con người chúng ta là 36,5oC.
Lười cũng có tỷ lệ trao đổi chất tính trên khối lượng cơ thể cực thấp, chỉ bằng khoảng 40-74% so với các loài động vật có vú khác. Những con lười phát triển một bộ móng dài và sắc giúp chúng móc mình vào thân cây hơn là vận dụng sức mạnh cơ bắp.
Do đó, khối lượng cơ bắp cũng chỉ chiếm từ 25-30% trọng lượng cơ thể một con lười so với tỷ lệ 40-45% của các loài động vật khác. Đúng là khi bạn không muốn làm gì cả để khỏi tốn năng lượng thì bạn cũng chẳng việc gì phải phát triển cơ bắp.
Chăm ngủ, lười ăn
Để tiết kiệm thêm năng lượng thì lười dành tới 9,5-15 tiếng trong ngày để ngủ. 90% khoảng thời gian còn lại chúng cũng gần như bất động. Lười chỉ thực sự thức dậy để ăn vào ban đêm, mà cũng chẳng phải đi đâu xa.
Một số loài lười có thể ăn tạp, bao gồm côn trùng, động vật thối rữa, trái cây, thằn lằn… Nhưng chủ yếu chúng vẫn sống bằng việc ăn lá cây – một nguồn thực phẩm dồi dào, có ngay xung quanh nó nhưng bù lại rất ít năng lượng.
Để giải quyết vấn đề ấy, lười phát triển một hệ tiêu hóa có kích thước lớn. Dạ dày của chúng có 4 ngăn và có thể chứa một lượng thức ăn lên tới 37% trọng lượng cơ thể. Tốc độ tiêu hóa của chúng cũng chậm chạp như chính tốc độ ăn.
Yếu tố thuận lợi để duy trì sự sống
Sau hàng triệu năm tiến hóa, cơ thể loài lười hiện nay cũng có những thay đổi không giống với bất kỳ loài nào khác. Các chi của chúng có những sợi gân đặc biệt khỏe mạnh; đầu các ngón có móng vuốt mọc cong giống như chiếc móc giúp chúng dễ dàng bám chặt và treo ngược trên cành cây.
Hệ thống tuần hoàn của lười cũng có một van đặc biệt, ngăn chặn được sự tụ máu trên đầu – thường xuất hiện khi treo ngược quá lâu. Hầu hết thời gian lười sống ở trên cây. Chúng ngủ, giao phối và thậm chí cả sinh con cũng trong tư thế treo ngược trên cành cây.
Bởi không có khả năng phòng vệ hoặc tốc độ di chuyển nhanh, để trốn tránh kẻ thù những con lười chọn cách ngụy trang. Chúng nuôi trong bộ lông của mình cả một hệ sinh thái bao gồm tảo cộng sinh, rất nhiều vi sinh vật, động vật ký sinh chân đốt và một loài bướm đêm.
Bướm đêm sống trên thân lười, đậu lên nó cùng với màu của tảo có thể đánh lừa những động vật ăn thịt khác rằng con lười này chỉ là một phần của thân cây. Thêm nữa là chúng hầu như chỉ bất động hoặc hoạt động chậm chạp sẽ càng củng cố kỹ năng ngụy trang ấy.
Gia An tổng hợp