Nhà sư sống lâu nhất trong lịch sử sống qua 7 triều đại, thọ 1072 tuổi
Ở mảnh đất Trung Hoa cổ kính, thứ không thể thiếu nhất chính là tu luyện và truyền thuyết. Trong lịch sử của triều đại nhà Đường, Huyền Trang đã đến Tây Trúc qua đủ mọi khó khăn. Họ ít biết rằng trong một thời kỳ trước đó, có một nhà sư Ấn Độ đã du hành khắp Tây Trúc, cảm thấy rằng nơi đây không phải là một nơi lý tưởng để thực hành tu luyện, vì vậy ông đã đi hàng ngàn dặm để đến Đông Thổ (Trung Quốc)
Nhà sư Bảo Chưởng là người có năm sinh và năm mất được sử sách ghi lại rất chính xác.
Theo một số ghi chép lại thì Bảo Chưởng hòa thượng sinh ra tại Ấn Độ vào giờ Ngọ ngày 7/7/năm Đinh Mão 512, tức năm 414 TCN, cuối thời xuân thu đầu thời chiến quốc. Bảo Chưởng hòa thượng là con cái dòng dõi Bà La Môn giáo danh giá tại trung Ấn. Truyền thuyết kể lại, khi Bảo Chưởng hòa thượng sinh ra đã được dự báo ngài là con người khí chất bất phàm, mắt to, mũi dài, hai tai kéo trễ, lông mày cao xéo, tay trái luôn nắm chặt không buông. Cha mẹ ngài khi đó cũng đã dự liệu ngài là lớn lên sẽ khác hoàn toàn những đứa trẻ thông thường.
Khi Bảo Chưởng hòa thượng vừa lên 9 tuổi cha mẹ ngài liền đưa ngài tới tịnh xá của nơi cửa Phật xuất gia làm Sa Di. Khi sư phụ Bảo Chưởng hòa thượng giúp ngài quy y tam bảo, ngài liền mở bàn tai trái bao năm chưa từng mở ra của mình, một hạt minh châu liền lộ ra. Ngài dùng hai tay thành kính dâng viên ngọc minh châu lên đưa cho sư phụ, và đây cũng là lần đầu trong đời ngài thi lễ hai tay hợp thập. Chứng kiến mọi việc, mọi người đều cho đây là kỳ tích dân gian, sư phụ của ngài cũng vì thế mà lấy pháp hiệu cho ngài là Bảo Chưởng hòa thượng.
Cũng kể từ đó ngài xuất gia tinh tấn tu hành, tuân thủ giới luật. Sau khi trưởng thành, vì để tham chiếu được nhiều Phật Pháp hơn nữa, ngài đã vân du tứ hải, trau dồi tri thức thánh nhân. Trải qua 500 năm đi khắp năm châu, cuối cùng ngài cũng tới vùng đất Trung thổ, cũng chính là Trung Quốc ngày nay.
Cuối thời Đông Hán, đầu thời Hán Hoàn đế, trong khoảng thời gian từ năm Kiến Hòa tới năm Vĩnh Hưng (CN 147-153), ngài từ vùng đất Nepal tiến nhập vào Tứ Xuyên, Vân Nam, Trung Quốc. Điểm dừng chân đầu tiên của ngài chính là núi Nga Mi, hướng lễ Bồ Tát Phổ Hiền rồi ở lại Đại Bi Tự tròn 10 năm.
Thông thường 20 ngày Bảo Chưởng hòa thượng mới ăn một bữa cơm nhưng vẫn kiên định thường hằng tụng kinh. Tương truyền mỗi ngày ngày ông thông tụng trên nghìn cuốn kinh sách. Ngài thường nói với mọi người rằng: “Ta đây có một tâm nguyện, có thể sống tại nhân gian 1.000 năm, năm nay cũng đã được 626 năm rồi”, và cũng từ đó mọi người thường hay gọi ngài là “Thiên tuế hòa thượng”. Sau này Bảo Chưởng hòa thượng lại đến núi Ngũ Đài Sơn thỉnh lễ Văn Thù Bồ Tát.
Tới thời Tam Quốc, Ngụy Tấn nam bắc phân tranh, ngũ hổ nhập Trung Hoa, chiến sự rối loạn, Bảo Chưởng hòa thượng ẩn thân tại tự viện khai đàn thuyết pháp phổ độ chúng sinh. Tuy bên ngoài chiến sự liên miên nhưng bên trong lại không hề có mảy may tin tức. Đến năm 657, năm Hiển Khánh thứ 2 thời Đường Cao Tông, Bảo Chưởng hòa thượng đã được 1072 tuổi.
Theo sách sử ghi lại, vào đúng ngày 7/7 năm đó, Bảo Chưởng hòa thượng đột nhiên nói với hai đệ tử của mình là Như Quang và Huệ Vân rằng: “Vốn dĩ bất sinh bất diệt, nay lại hiện lộ sinh tử. Ta phải đi trọ tâm, kiếp sau còn tới đây”. Ý của Bảo Chưởng hòa thượng rằng vốn dĩ cho rằng bản thân đã bất sinh bất diệt nhưng không ngờ bây giờ lại hiển lộ ra sinh tử, kiếp sau còn cần phải đầu thai quay lại nơi này. Nói xong Bảo Chưởng hòa thượng liền nhắm mắt nhập định.
Tuy nhiên sau khi nhập định được 7 ngày, Bảo Chưởng hòa thượng lại tỉnh lại nói với chúng đồ đệ: “Sau khi ta chết mọi người phải ở đây tu tháp cung dưỡng, sau này sẽ có người đến đón di cốt của ta về Thiên trúc. Hy vọng mọi người đừng cự tuyệt”, dứt lời liền vĩnh biệt cõi đời.
Như vậy, Bảo Chưởng hòa thượng, vị cao tăng người Ấn Độ đã sống 1072 tuổi, từ thời Xuân Thu cho đến triều đại nhà Đường, đến nay không có người nào vượt qua. Đây cũng chính là trường hợp sống thọ mệnh nhất được lịch sử ghi chép lại.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: soundofhope