Nhân quả: Nợ người nhất định phải hoàn trả, Đạo Trời vốn sẵn công bằng
Đức tin “Thiện ác hữu báo” xưa nay vẫn được người đời lưu truyền và gìn giữ. Ý niệm này đã duy trì đạo đức của con người ở một mức độ nhất định, khiến cho xã hội không bị tuột dốc, từ đó mở ra con đường tốt đẹp của nhân sinh, sống thiện lương, tránh việc ác, phúc đức đời đời…
Cuốn sách đầu tiên trong Thần tiên truyền kỳ (động tiên truyền) có một thiên viết về câu chuyện thiện ác hữu báo, viết rằng: Có một người tên là Hứa Quý Sơn, vì mắc bệnh đã lâu không khỏi, nên quyết định tịnh tâm ăn chay, cúng bái núi Thái Sơn xin khai thị, cầu nguyện không quản ngày đêm.
Một ngày, đột nhiên có một vị Thần nhân đến, vị Thần nhân đó hỏi Hứa Quý Sơn: “Ông là ai? Tại sao lại ở đây đau khổ cúng bái trời đất như vậy? Trên trời phái ta xuống hỏi ông, ông có thể kể lại thực hư cho ta xem”.
Hứa Quý Sơn nói: “Tôi là Hứa Quý Sơn ở Đông nam Bình Dữ, đã mắc bệnh ba năm nay không thuốc nào chữa khỏi, không biết tôi đã phạm tội nghiệp gì, vậy mới đến nơi linh sơn này bẩm cáo, cầu thượng thiên quyết định cho số mệnh sống chết của tôi”.
Thần nhân nói: “Ta là Tiên nhân Trương Cự Quân. Ta hiểu biết về Chu dịch, có thể biết được tai ương của ông là từ đâu đến”. Hứa Quý Sơn bái lễ tiên nhân và thỉnh cầu: “Không hay thần tiên giáng lâm, tôi nguyện ý nghe theo tiên nhân khai thị”.
Trương Cự Quân bắt đầu bói quẻ cho Hứa Quý Sơn, bắt phải quẻ “chấn” biến thành quẻ “hằng”, ba hào “chu cửu”, “lục nhị”, “lục tam” liên tục biến hoá… (trong Đạo gia giảng về Bát quái, ba hào phù hiệu tạo thành một quái [quẻ]). Trương Cự Quân nói: “Ông là người có hành vi xấu ác mà không có thiện tâm, bệnh của ông làm sao có thể khỏi được đây?” Hứa Quý Sơn nói: “Xin tiên nhân giải thích giúp tôi ạ”.
Trương Cự Quân nói: “Ông vì thay cha báo thù, trên đường đi cùng một vị khách, ông đã lấy mạng của ông ta, sau đó đẩy ông ta xuống một cái giếng trống bị bỏ hoang, trên miệng giếng còn lấy một tảng đá lớn đậy lại. Người đó khi đến thiên phủ đã tố cáo tội trạng của ông, vậy nên thiên phủ trừng phạt ông bằng bệnh nghiệp”.
Hứa Quý Sơn trầm tư một lúc rồi nói: “Tôi xác thực là đã phạm phải tội giết người”. Trương Cự Quân nghe xong hỏi: “Ông tại sao lại làm một việc tàn nhẫn như vậy?”.
Quý Sơn nói: “Cha tôi đã bị người ta bắt nạt, cảm thấy tủi nhục cho đến cuối đời. Khi đó tôi chuẩn bị cùng vị khách kia lên đường đi báo thù, nhưng sau đó ông ta thấy hối hận, còn định kể lại chuyện này với người mà tôi muốn báo thù, nên tôi đã giết ông ấy”.
Trương Cự Quân nghiêm mặt bảo: “Cái lý của trời đất là không bỏ sót một ai, ông hãy kiên tâm tu trì, sau khi tôi trở về thiên phủ sẽ thay ông báo chuyện”.
Kể từ đó, bệnh tình của Hứa Quý Sơn dần dần hồi phục.
Sau đó, Trương Cự Quân truyền lại kỹ nghệ bốc phệ (bói toán) cho Hứa Quý Sơn, lại nghe nói Hứa Quý Sơn rất giỏi về lý biến thông trong chu dịch, nhưng ông không học được mật quyết độ thế thành tiên của Trương Cự Quân.
Trong kho tàng văn hoá lịch sử nhân loại, đặc biệt là văn minh Hoa Hạ 5000 năm, những câu chuyện về thiện ác hữu báo không đâu là không có. Hy vọng thông qua việc tìm về với vốn văn hóa Thần truyền, thế nhân sẽ tìm được những bài học giáo huấn chính diện, quay trở về với thiện lương, tránh đi trên con đường xấu ác mà huỷ đi cuộc sống nhân sinh tươi đẹp của mình.)
Tác giả: Vương Cận
Nguồn: Chanhkien.org