Nhồi máu cơ tim: người trẻ không nên chủ quan! Dấu hiệu nhận biết và yếu tố nguy cơ
Nếu như trước đây nói đến bệnh nhồi máu cơ tim thì ai cũng coi đó là “bệnh của người già” thì những năm gần đây, bệnh nhồi máu cơ tim đang dần lan sang giới trẻ. So với nhồi máu cơ tim người cao tuổi, người trẻ mắc bệnh đặc biệt hơn và dễ gây tử vong hơn.
Nhồi máu cơ tim cấp dưới 45 tuổi chiếm 16% tổng số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính, thanh thiếu niên chiếm từ 3% đến 10% tổng số bệnh nhân mắc bệnh mạch vành!
Tỷ lệ người trẻ và trung niên mắc bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng gia tăng qua từng năm. So với người cao tuổi, nhồi máu cơ tim thường nhanh và nguy hiểm ở người trẻ, khởi phát đột ngột mà không có báo trước, dễ bị rối loạn nhịp tim gây tử vong, tỷ lệ đột tử sớm tương đối cao.
Các dấu hiệu không điển hình của nhồi máu cơ tim
Một số trường hợp nhồi máu cơ tim không có dấu hiệu rõ ràng. Chúng có thể biểu hiện như đau họng, đau bụng trên, đau răng hoặc cả hai chi dưới. Đây là những dấu hiệu không điển hình, vì vậy hãy cẩn thận.
Đau họng
Trong hầu hết các trường hợp, phần lớn đau họng là do cảm lạnh hoặc viêm họng mãn tính. Nhưng đau họng do tim không giống như viêm họng do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Viêm họng do nhiễm trùng đường hô hấp trên thường có cảm giác dị vật trong họng, kèm theo các triệu chứng ho và khạc đờm. Ngoài ra, có thể bị sốt, thậm chí có thể bị nhiễm trùng ống Eustachian (gây viêm tai giữa) và đau một số bộ phận khác.
Hầu hết đau họng do nhồi máu cơ tim là do nguyên nhân như một hoạt động đột ngột, sự thay đổi tâm trạng đột ngột, quá phấn khích hoặc buồn bã… sẽ có cảm giác cổ họng thắt lại, giống như bị dây siết cổ. không thở được, cảm giác này là một triệu chứng đau họng điển hình của nhồi máu cơ tim.
Đau bụng trên
Phần bụng trên nằm ở vị trí mà chúng ta có thể sờ thấy hai xương sườn dưới.
Đau thượng vị thường gặp nhất là viêm dạ dày cũng như các bệnh khác như viêm túi mật, đau vùng gan, đau do một số bệnh đường tiêu hóa gây ra. Nếu cơn đau bụng trên do nhồi máu cơ tim hầu hết không có triệu chứng, đó là cơn đau xuất hiện đột ngột.
Đau răng
Đối với bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, đau răng xuất hiện thường gặp hơn so với đau họng.
Nếu đau răng thông thường thì bất kể bạn ngồi yên hay hoạt động thì đều đau, đây là vấn đề của chính chiếc răng. Đau răng do nhồi máu cơ tim thường liên quan đến sinh hoạt, khi vận động mạnh hoặc vận động nhiều sẽ xảy ra hiện tượng đau răng, sau khi nhổ răng sẽ không khỏi. Bạn có thể nhận thấy sự biến đổi trên điện tâm đồ, đó là biểu hiện của nhồi máu cơ tim.
Đau cả hai chi dưới
Đau nói chung, chẳng hạn như đau khớp, thường đau nhất khi nằm yên hoặc khi bắt đầu cử động, không đau khi cử động. Đau chi dưới do tim thường càng cử động càng đau và sẽ đỡ ngay khi nghỉ ngơi.
Các yếu tố nguy cơ cao gây nhồi máu cơ tim
Tăng huyết áp
So với người không bị cao huyết áp, bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành tăng gấp 4 lần. Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh tăng huyết áp tiếp tục gia tăng, nó là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột tử do tim và đột quỵ.
Kích thước trái tim của chúng ta tương đương với kích thước của nắm tay. Khi béo lên, ví dụ, cân nặng tăng 50%, nhưng tim sẽ không nở ra theo kích thước đó, do đó gánh nặng cho tim sẽ tăng lên, đồng thời cũng khiến mạch máu dễ bị tổn thương, làm tăng tốc độ xơ vữa động mạch và cuối cùng là nhồi máu cơ tim.
Những người nặng hơn 30% trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn có nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới cao gấp 2-8 lần so với những người duy trì cân nặng bình thường.
Mỡ máu tăng
Rối loạn mỡ máu là một bệnh chuyển hóa. Hầu hết mọi người nghĩ rằng lipid máu cao là triglyceride cao. Trên thực tế, thứ có hại nhất không phải là triglyceride, mà là cholesterol. Triglyceride liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, trong khi 30% cholesterol liên quan đến chế độ ăn uống và 70% liên quan đến sản xuất trong cơ thể. Vì vậy, chỉ kiểm soát chế độ ăn uống của bạn là không đủ, nó không có mối quan hệ tất yếu với trọng lượng cơ thể hoặc béo phì.
Bệnh tiểu đường
Đái tháo đường và bệnh mạch vành có mức độ nguy hiểm ngang nhau, cũng là nói mắc bệnh đái tháo đường tương đương với mắc bệnh tim mạch, vì vậy bệnh đái tháo đường rất nguy hại. Bản thân bệnh tiểu đường cũng là một bệnh bất thường về chuyển hóa, hầu hết bệnh nhân tiểu đường thường kèm theo lipid máu cao. Bệnh tiểu đường có hại cho mạch máu, thần kinh và tim.
Thức khuya trong thời gian dài
Thức khuya trong thời gian dài sẽ dẫn đến thần kinh giao cảm bị mệt mỏi và hoạt động quá mức, gây căng thẳng cơ tim, nặng hơn có thể rối loạn nhịp tim, xảy ra tình trạng tương tự như nhồi máu cơ tim. Vì vậy, thức khuya trong thời gian dài rất có hại cho cơ thể.
Hút thuốc
Hút thuốc gây co thắt mạch máu và cũng có thể gây nhồi máu cơ tim. Vỡ các mảng xơ vữa động mạch ít nghiêm trọng hơn cũng liên quan mật thiết đến việc hút thuốc lá. Dữ liệu cho thấy trong những người 40- 50 tuổi bị nhồi máu cơ tim thì 60% có hút thuốc.
Vận động gắng sức
Đối với người trung niên và cao tuổi, lao động gắng sự hay tập thể dục cường độ cao không chỉ không tốt cho các bệnh tim mạch, mạch máu não mà còn có hại cho xương khớp. Những năm gần đây, nhồi máu cơ tim khởi phát đột ngột khi đang vận động không phải là hiếm.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: Sound of hope