Những công dụng của cây Diệp hạ châu đắng
Diệp hạ châu được biết đến là một trong những cây thuốc nam có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh đối với cơ thể. Do đó, việc tìm hiểu về công dụng, cũng như cách dùng loại cây này hiệu quả sẽ đem lại cho bạn nhiều bất ngờ.
Không để bạn chờ đợi lâu, những thông tin bài viết dưới đây bật mí sẽ thực sự hữu ích. Bạn hãy cùng theo dõi và ứng dụng diệp hạ châu sao cho phù hợp thể trạng bản thân.
Diệp hạ châu là cây gì? Cây diệp hạ châu có tên khoa học Phyllanthus urinaria L, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Còn được gọi bằng tên khác như chó đẻ răng cưa, diệp hậu châu, trân châu thảo, nhật khai dạ bế. Sở dĩ diệp hạ châu có tên cây chó để là bởi trước kia người ta thấy loài chó khi đẻ con thường ăn để cầm máu.
Đặc điểm cây diệp hạ châu
Cậy mọc dạng thân thảo, sống hàng năm, cao trung bình 30-60cm, có thể đạt đến 80cm. Thân cây nhẵn, cứng, ở gần gốc tạo nhiều nhánh, các nhánh nằm thẳng hoặc sõng soài, có lông cứng dọc một bên.
Lá hình bầu dục, rộng 3-4mm, dài 1-1.5cm, mọc so le, xếp xít nhau tạo thành hai dãy giống như một lá kép kình lông chim. Mặt trên lá màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu xám nhạt, cuống lá ngắn.
Hoa mọc nơi kẽ lá, đơn tính cùng gốc. Hoa đực ở đầu cành, 3 nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, bầu hình trứng. Quả nang, hơi dẹt, hình cầu, đường kính 2-2mm, mọc rủ xuống dưới lá, có khía mờ, có gai.
Cây diệp hạ châu phân bố nhiều ở Nam Mỹ, Nepal, Sri Lanka, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Malaysia, Myanma. Ở Việt Nam, cây thường mọc phổ biến ở các bờ ruộng, bụi hoang.
Người ta thường thu hoạch cây quanh năm, sử dụng toàn bộ các bộ phận. Sau khi lấy về, đem rửa sạch, thái khúc, phơi nắng đến khi gần khô thì đe, phơi trong bóng râm đợi khô hẳn bảo quản dùng dần.
Diệp hạ châu thường được phơi khô làm thuốc dùng dần
Diệp hạ châu tại Việt Nam có nhiều loại khác nhau với những đặc điểm, dược tính riêng biệt. Do đó, để tránh nhầm lẫn, bạn cần nắm bắt cách thức phân biệt theo hướng dẫn dưới đây.
Diệp hạ châu đắng (chó đẻ thân xanh) là loại cây có dược tính mạnh nhất, vị đắng, được sử dụng làm thuốc. Toàn thân cây mang màu xanh tươi, ít phân nhánh, cành ngắn, phiến là màu xanh nhạt, ngắn và mỏng.
Diệp hạ châu ngọt có thân màu hanh đỏ, màu đậm ở gốc cành, phân nhiều nhánh, phiến lá màu xanh hơi đậm, dài, dày hơn so với chó đẻ thân xanh, khi nhai có vị ngọt. Bởi dược tính không mạnh nên không được ứng dụng đại trà.
Ngoài ra, còn có một loại diệp hạ châu nữa mang màu xanh đậm, phiến lá hẹp, lá rời rạc, chóp nhọn và không phải là cây thuốc.
Tác dụng của diệp hạ châu
Theo Y học cổ truyền, diệp hạ châu tính hàn, vị đắng, có tính năng giải nhiệt, tiêu độc cơ thể, cân bằng nội tiết. Uống nước sắc từ diệp hạ châu sẽ góp phần bảo vệ chức năng gan, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, giảm mụn nhọt, duy trì làn da sạch mịn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu hiện đại còn chỉ ra tác dụng của diệp hạ châu trong việc diệt khuẩn, chống oxy hóa nhờ thành phần chứa nhiều acid phenolic và flavonoid.
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau khám phá chi tiết lợi ích của loại thảo dược tuyệt vời này đối với sức khỏe nhé!
- Chữa các bệnh về gan: Trong cây diệp hạ châu hội tụ nhiều dưỡng chất quý giá, phát huy công hiệu phục hồi chức năng gan trước sự tác động xấu của các yếu tố gây hại. Đặc biệt phải kể đến hypophyllanthin, phyllathin và triacontanal.
Diệp hạ châu được coi là giải pháp “cứu tinh” cho gan
Bài thuốc 1: Chữa suy gan do rượu
Bạn dùng diệp hạ châu kết hợp cam thảo đất, mỗi thứ 20g. Đem sắc nước uống hàng hàng.
Bài thuốc 2: Chữa xơ gan cổ trướng
Lấy 100g diệp hạ châu để sắc làm 4 lần nước. Ở lần đầu tiên, bạn cho 3 bát nước, đun cạn còn 1 bát. Các lần tiếp theo sắc với 2 bát nước, lấy còn nửa bát.
Cuối cùng, bạn trộn chung các lần nước sắc lại với nhau, thêm 100g đường, đun sôi. Chia thành 6 phần bằng nhau để uống hết trong ngày. Liệu trình điều trị kéo dài trong khoảng 30 – 40 ngày.
Bài thuốc 3: Chữa viêm gan do vi rút B
Chuẩn bị 10g diệp hạ châu, 5g nghệ vàng, sắc nước 3 lần. Ở lần đầu tiên, sắc nguyên liệu cùng 3 bát nước, lấy còn 1 bát. Tiếp theo lần 2, 3 sắc cùng 2 bát nước, cô còn nửa bát.
Trộn các lần nước sắc lại với nhau, thêm 50g đường, đun sôi rồi chia thành 4 phần, uống trong ngày. Sau khi uống nước diệp hạ châu khoảng 15 ngày, người bệnh nên đi xét nghiệm. Nếu triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm hãy ngưng dùng.
2. Chữa ăn không ngon, sốt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu: Từ các vị thuốc gồm 1g cây chó đẻ răng cưa, 2g nhọ nồi, 1g xuyên tâm liên, bạn phơi khô trong râm, đến khi khô tán bột. Sắc bột thuốc và uống ngay một lúc, ngày thực hiện 3 lần.
3. Trị nhọt độc sưng đau: Bạn giã nhỏ nắm cây diệp hạ châu cùng muối. Chế nước sôi vào vắt lấy cốt uống, phần bã dùng đắp vào chỗ nhọt sưng đau.
4. Chữa bị thương ứ máu: Lấy phần lá cành của diệp hạ châu, thêm mần tưới, mỗi loại 1 nắm rồi giã nhỏ. Chế đồng tiện (nước tiểu bé trai) vào, vắt lấy nước uống, dùng bã đắp lên vị trí bị thương.
5. Chữa bệnh chàm (eczema) mạn tính: Những người bị chàm, chỉ cần lấy cây chó đẻ răng cưa, vò nát rồi xát nhiều lần, liên tục tiến hành hàng ngày sẽ nhanh khỏi.
6. Chữa sốt rét: Chuẩn bị diệp hạ châu 8g; các vị thuốc gồm dây hà thủ ô, thảo quả, thường sơn, lá mãng cầu ta tươi, dây gắm lượng bằng nhau (10g); hạt cau, dây cóc, ô mai mỗi vị 4g. Sắc toàn bộ nguyên liệu với 600ml, giữ còn 200ml, uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ đồng hồ. Nếu không hết cơn hãy sử dụng thêm 10g sài hồ.
8. Chữa trẻ em tưa lưỡi: Nếu trẻ em bị tưa lưỡi, vắt lấy nước cốt diệp hạ châu để bôi.
9. Sản hậu ứ huyết: Chỉ cần dùng diệp hạ châu khô, lượng 8-16g sắc uống hàng ngày sẽ cải thiện tình hình.
10.Chữa sạn mật, sạn thận: Diệp hạ châu đắng lượng 24g, sắc làm 2 nước để tận dụng trọn vẹn hoạt chất. Xuất hiện tình trạng ăn kém, đầy bụng cần thêm gừng sống hay hậu phác. Để ngăn chặn tái phát sỏi thận, bạn nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm nước uống, liều 8-10g/ngày.
Uống trà diệp hạ châu rất tốt cho sức khỏe
Uống trà diệp hạ châu có tốt không?
Đây có lẽ là vấn đề thắc mắc còn tồn tại ở nhiều người. Thực tế, uống trà diệp hạ châu cực kỳ tốt cho sức khỏe người dùng bởi:
Đây được xem như giải pháp hữu hiệu đối với bệnh gan khi chứa các enzyme như hypophyllanthin, phyllannthin chức năng giải độc gan. Đồng thời tăng lượng glutathione, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ gan.
Không chỉ thế, chó đẻ răng cưa còn đem lại hiệu quả trong việc giải độc, tiêu viêm, trị lở loét, mụn nhọt, côn trùng cắn. Kinh nghiệm dân gian còn cho rằng, cây cũng có thể trị viêm da, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu…
Những người mắc bệnh liên quan đến hệ hô hấp như trị ho, viêm phế quản, lao… dùng diệp hạ châu sẽ cải thiện tình hình. Tuyệt vời hơn cả, cây thuốc còn có tác dụng chống co thắt vận cơ, cũng như cơ trơn nên gia tăng khả năng điều trị sỏi mật, sỏi thận. Đồng thời giảm đau, duy trì hoạt động hệ tiêu hóa mạnh khỏe, kích thích ăn ngon.
Diệp hạ châu trị mụn được không?
Thông thường, nguyên nhân mọc mụn nhọt là do gan nóng. Chỉ khi duy trì hoạt động gan bình thường sẽ không còn cơ hội để mụn xuất hiện trên da.
Trường hợp bị mụn, nhiều người đã chọn diệp hạ châu như một vị thuốc. Các chất trong thành phần thảo dược tăng cường chức năng gan, làm mát gan và không sinh ra mụn.
Sử dụng song song diệp hạ châu, kết hợp lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, vệ sinh da mặt đúng cách sẽ giúp bạn sở hữu làn da không chỉ sạch mụn, mà còn khỏe mạnh tận sâu bên trong.
Thông tin diệp hạ châu gây vô sinh chữa được xác nhận căn cứ
Diệp hạ châu gây vô sinh có đúng không?
Công dụng của diệp hạ châu rất tốt và đã được ghi nhận hiệu quả bởi cả Đông y truyền lẫn y học hiện đại, phù hợp nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
Dù vậy, một số người truyền tai nhau rằng, phụ nữ dùng diệp hạ châu quá nhiều có thể làm co bóp tử cung, mạch máu, gây ra vô sinh. Thực tế, chưa có cơ sở khẳng định điều này nên bạn đừng quá lo lắng, hãy áp dụng bài thuốc với liều lượng thích hợp.
Cách dùng diệp hạ châu tốt nhất
Có rất nhiều cách để sử dụng diệp hạ châu, song tiện lợi và đem lại hiệu quả nhất phải kể đến việc thu hái, rửa sạch, phơi khô rồi sắc nước uống. Nước diệp hạ châu có màu nâu sẫm, tính mát, vị đắng ban đầu, ngọt về sau.
Người bình thường nên dùng 30-50g diệp hạ châu khô, nấu cùng 1-1.5 lít nước uống trong ngày, dùng nóng hay lạnh tùy ý giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Trường hợp người bị viêm gan B, gan nhiễm mỡ, thường xuyên mất ngủ, lấy 80-100g cây diệp hạ châu khô, thêm 1 lít nước để sắc, lấy cô cạn còn 500ml. Chia uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn chừng 30 phút.
Trong khi đó, uống nước sắc thảo dược diệp hạ châu trước lúc uống rượu vừa giúp giải độc, vừa giảm đau đàu, duy trì sự tỉnh táo nhanh hơn sau khi sau.
Áp dụng bài thuốc diệp hạ châu đúng cách để đạt hiệu quả như ý
Tác dụng phụ của diệp hạ châu
Là cây thuốc góp mặt ở nhiều mục đích trị bệnh khác nhau, nhưng ít ai biết rằng trong cây còn chứa độc tố. Nếu không biết cách sử dụng, thậm chí là lạm dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
Chó đẻ răng cưa tính mát, dùng quá nhiều có thể làm lạnh gan, dẫn đến chứng xơ gan. Những người tỳ vị hư hàn (dễ đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu) tuyệt đối không nên dùng bởi khiến bệnh thêm trầm trọng.
Người bình thường, không bị mắc bệnh không nên uống nước diệp hạ châu vì có thể bị ngộ độc, làm tổn thương ngược lên gan, thận, làm suy giảm hệ miễn dịch.
Diệp hạ châu tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai. Những đối tượng khác như bị đái tháo đường, rối loạn đông máu, đang sử dụng nhiều loại thuốc, chuẩn bị phẫu thuật trong hai tuần cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định sử dụng.
Lan Hương TH