Nước vì ở nơi thấp mà thành biển lớn, người biết hạ mình mới trở thành Vương
Người xưa nói: Rừng đẹp thì gió cũng tàn, bước đi cao hơn người thì chẳng thể qua. Quá công khai và tiết lộ về người khác không chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết, hời hợt của bản thân mà còn vô tình làm tổn hại đến nhân phẩm, thể diện của người khác, gây thù hận, vu khống, công kích từ người khác, khiến sự nghiệp và cuộc sống của chính mình gặp rắc rối.
Đối với mọi người, không thể cuồng vọng tự tại, bởi vì, trời cuồng có mưa, người cuồng có họa. Nước vì ở nơi thấp mà thành biển lớn, người biết hạ mình mới thành vương. Càng phải hạ thấp bản thân, càng động thì càng phải đáp ứng.
1. Làm người cuồng vọng, chôn xuống mầm tai hoạ
Lão Tử đã từng nói với Khổng Tử: ‘Tri nhân giả trí, tự tri giả minh, vi nhân chi tử, thiết vật dĩ kỷ vi cao’. Chỉ vì một chút thành tựu mà đánh mất bản thân, cho là mình không gì là không làm được, cũng chính là một điềm báo trước cho sự thật bại. Những người tự đại kia, tự cho là có nhất định quyền thế, tài hoa, cho rằng không ai bì nổi, không coi ai ra gì.
Thiệt tình không biết, cuồng vọng ngạo mạn, là khởi đầu cho sự sụp đổ của một người, luôn cho bản thân là như ngọc, thì sẽ mai một gặp nguy hiểm.
Nhà thơ Lý Bạch, được Hoàng đế Huyền Tông của thời Đường đánh giá cao, liền quên thân phận của bản thân, và yêu cầu Cao Lực Sĩ cởi bỏ ủng, Thậm chí ‘ Thiên tử hô lai bất thượng thuyền, tự xưng thần thị tửu trung tiên’. Cuối cùng ngay cả hoàng đế cũng phải phớt lờ. Tự chê ngạo người, thường đi không xa.
Mất thời gian không lâu, Lý Bạch xúc phạm tất cả người trong cung, cuối cùng bị xa lánh. Cổ nhân nói: ‘Vi nhân hành sự vật xương cuồng, họa phúc uyên tiềm các tự đương’. Vì người làm việc không cần phải công khai, nếu không, có thể tự đem rắc rối cho chính bản thân. Người bại không rời chữ ‘Dật’, chọc người ghét không rời chữ ‘Kiêu’
Làm người, phải tự bản thân hiểu rõ, lượng sức mà đi, mới không dẫn đến diệt vong. Và người giỏi thực sự, sẽ không bao giờ hiển lộ giang sơn.
2. Người thấp kém, phúc khí lâm môn
Cổ nhân nói: “Trạch cao xử lập, tựu bình xử tọa, hướng khoan xử hành”. Nhìn vấn đề phải sâu rộng, đối nhân xử thế phải khiêm tốn và làm những điều cho người khác phải lưu lại chỗ trống. Cảnh giới của người càng cao thì càng phải khiêm tốn.
Lúa gạo đầy nhà từ trước đến giờ đều là kẻ cúi đầu, chỉ có trống trơn thóc lép mới có thể ngẩng đầu hướng thiên. Đại học Bắc Kinh lưu truyền một câu chuyện thú vị, một sinh viên năm nhất kể lại, nhìn thấy một cụ già, nghĩa đó là người bảo vệ, đã nhờ ông ấy xem hành lý, còn bản thân mình đi làm thủ tục.
Kết quả là, trên đầu ông nắng như thiêu đốt, đợi cả nửa ngày, cho đến khi tất cả học sinh làm xong thủ tục quay về thì ông mới đi. Về sau cậu học sinh đó mới biết, ông già mặc quần áo thường phục, khiêm tốn và lịch sự giúp cậu ta trông hành lý thực ra là Quý Tiện Lâm – một Đại Sư Đại Học quốc gia.
Quý Tiện Lâm là một người đơn giản và khiêm tốn, và có danh tiếng xuất chúng trong suốt cuộc đời, [nhưng] ông ấy không bao giờ quan tâm, cũng chưa dựa vào tài năng mà khinh khinh người. Ông ấy chỉ muốn thực tế nghiên cứu học vấn.
Luận Ngữ của Khổng Tử từng nói: ‘Quân tử hiền mà không kiêu, tiểu nhân kiêu mà không hiền’. Quân tử có cao ngạo, nhưng không có ngạo khí, hơn người nhưng lại khiêm cung lễ phép. Và một người kiêu ngạo và sắc sảo, sẽ bởi vì không nhìn người khác mà lâm vào vũng bùn.
Tằng Quốc Phiên nói: ‘Khiêm tốn, khoan dung là quý tướng, cảnh giới người càng cao, càng rất mực khiêm tốn’. Bởi vì họ minh bạch: Người bất quả chỉ là giọt nước trong biển cả, chỉ có mang lòng khiêm tốn, không ngừng tu hành, mới có thể tự lo cho mình.
Khiêm tốn, không chỉ có là sống yên phận pháp tắc, cũng là quân tử giấu khí với thân, chờ thời ẩn núp. Đất không sợ thấp, mới có thể tụ nước thành biển, người không sợ thấp, mới có thể thành vương.
Chúng ta phải tránh xa sự kiêu căng và ngạo mạn mà quá coi trọng bản thân, và chúng ta cũng phải từ chối sự tự ti; hứng khởi, trầm mặc, kiêu hãnh nhưng không tự mãn, tự tin nhưng không kiêu ngạo, chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể có một cuộc sống thú vị hơn, một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Nhân sinh tại thế, khi đến lúc nên cúi đầu thì cúi đầu. Hạt thóc khi trưởng thành, thì phải cúi đầu. Khi hướng dương chín, thì cũng phải cúi đầu. Nếu không cúi đầu, sẽ bị gió thổi gãy, bị mưa làm mục. Ngẩng đầu, là vì tích cực hướng lên; cúi đầu là tích tụ để bộc phát. Quãng đời còn lại, tôi mong bạn học được cách cúi đầu và khiêm tốn.
Nguồn Aboluowang
Hiền Anh