Phong thủy âm dương bảo hộ người lương thiện, nhà tích thiện thì tất sẽ có dư phúc
Người xưa có câu: “Phong thủy âm dương bảo hộ người lương thiện, nhà tích thiện thì tất sẽ có dư phúc… đều là để nhấn mạnh tầm quan trọng của “đức” đối với sinh mệnh mỗi người. Trong xã hội xưa kia, dù là bình dân bá tánh, quan lại hay kẻ làm vua đều phải biết “tu dưỡng đạo đức”. Điều đó đủ để thấy rằng một chữ “đức” đã gồm thâu lại tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Đạo là thứ ẩn hình, đức là thứ thể hiện, đức không thể cách đạo, đạo càng không thể cách đức. Vô đức thì sẽ vô đạo, đạo là thể, đức là dụng, đaọ đức là nền tảng của mọi thứ chân lý, là bản chất của mọi đức hạnh.
Đạo chính là gốc rễ bản tính nguyên thuỷ của thiên địa vạn vật, của mọi sinh linh. Nó vô hình vô dạng, kín đáo bất lộ, không có dấu vết nhưng lại tồn tại khắp nơi chỗ nào cũng có.
Sinh ra thiên địa, vận hành nhật nguyệt, nuôi dưỡng vạn vật lại không hề khoe khoang tự cao. Thứ phản ánh hành vi của con người trên phương diện đạo chính là Đức.
Người xưa có câu: “Đức phối thiên địa, thiên tất hữu chi”, có nghĩa là đạo đức của người ta mà hài hòa với trời đất thì trời đất ắt sẽ phù trợ. Điều trân quý nhất của đời người chính là đức, chỉ khi nào có đạo đức tốt, nhân ái, lương thiện thì hạnh phúc thật sự mới tìm đến gõ cửa. Bởi thế trong quá khứ, những người lớn tuổi thường hay dặn dò con cháu như thế này: “Tích đức, làm việc tốt”.
Lão Tử giảng về “tam bảo” đó chính là: Từ, kiệm và không đứng trước thiên hạ.
Vào thời nhà Minh có một thương gia mở tiệm cầm đồ. Ông là một người vô cùng nhân hậu và tốt bụng với mọi người, vì thế khách hàng luôn được hưởng giá hợp lý và người già thì được miễn lãi suất.
Có môt người nông dân nghèo, vợ bệnh rất nặng không có tiền chữa trị nên đã đến cửa hàng của vị thương gia và bán chiếc áo mùa đông của mình. Vì sợ anh ta mùa đông rét không có áo mặc, ông chủ đã cho anh ta cái áo mà không cần tiền chuộc, đồng thời ông còn cho dân làng đăt cọc quần áo không lãi suất cả mùa hè và mùa đông.
Với lòng tốt ấy ông ngày càng giàu có và trở nên nổi tiếng nhất vùng. Một ngày nọ có một đám cướp đột nhập vào ngôi làng. Chúng lấy cắp của cải của nhiều nhà giàu có nhưng lại bỏ qua nhà vị thương gia kia. Quan phủ nghi ngờ ông Tân thông đồng với bọn cướp, tuy nhiên khi bị bắt bọn cướp đã phủ nhận điều đó.
Quan phủ tiếp tục thẩm vấn: “Động cơ của các ngươi là gì, tại sao lại bỏ qua nhà vị thương gia kia”? Bọn cướp thú nhận rằng đã nhiều lần lên kế hoạch trộm cắp nhà ông ta, nhưng khi đến nơi chúng hoảng hốt thấy có rất nhiều Thần linh với bộ giáp vàng đứng trông coi cửa tiệm nhà ông ấy, nên những tên cướp đã rất sợ hãi và bỏ chạy trong đêm.
Nghe xong các vị quan vô cùng cảm phục vị thương gia. Họ khích lệ ông phát huy đức tính tốt đẹp của mình và luôn giúp đỡ người khốn khó.
Người xưa thường nói: Có nhân từ mới có thể hùng mạnh. Từ là từ tính tự nhiên, lấy lòng dạ nhân từ để đối xử với vạn sự vạn vật, lấy lòng khoan từ cảm hoá vạn vật, vạn vật thay đổi cũng sẽ khoan từ. Nếu cả thiên hạ khoan từ, dân chúng tự an, quốc gia tự trị.
Cần biết khiêm tốn, vô trí vô dục, không tranh với đời, không tự khoe khoang, đặt mình ra sau, không lấn người trước, giống như dòng nước, dòng nước không tranh với vạn vật. Ta không tranh người cũng không tranh, và không có thứ gì sánh bằng không tranh.
Khi ta làm việc phải tuân thủ chúng, nghe theo “tam bảo” mọi chuyện đều thành, đạo tự nhiên đắc. Nếu vi phạm một trong ba tính này, lòng tham sẽ sinh, tranh cường háu thắng, tranh quyền đoạt lợi, chiếm trước đoạt sau, mất hết nhân từ. Tranh chấp như vậy thì càng ly đạo, dù thân không chết nhưng thần đã vong.
Mặc cần mặc ấm, ăn cần ăn no, sơn trân chất đống, một bụng khó ăn, nhà cửa tuy nhiều nhưng ngủ một giường. Nếu đã dư thừa thì giúp người nghèo làm nhiều việc thiện, tích chút công đức để phước cho cháu con.
Nhân nghĩa không được tính bằng con số, không đo lường bằng tiền bạc, nếu con người lấy chữ Thiện làm gốc, giữ tâm thiện niệm và tích đức hành thiện, thì dù hoàn cảnh nào phúc đức và nhân nghĩa sẽ là tài sản giúp chúng ta đi tiếp chặng đường dài
Từ Thanh biên tập