Sự khác nhau giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà là gì? Tại sao chư Tăng và tín đồ hay nói “Nam Mô A Di Đà Phật”?
Không ít người thường nhầm tưởng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà đều là một vị Phật, hoặc khi được hỏi đều không biết phân biệt ra sao. Trên thực tế, đây là 2 vị Phật tách biệt.
1. Sự khác nhau giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà là gì?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Người sáng lập ra Phật giáo, là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca Mâu Ni (Đức Phật), là một thành viên của bộ tộc Thích Ca ở miền Trung Ấn Độ cổ đại.
Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca – thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN. Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả.
“Thích Ca Mâu Ni” là dịch từ chữ “Sakyamuni” trong tiếng Phạn. Chữ “Sakya”, dịch thành chữ “Thích Ca”, là tên gọi của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. Chữ “Muni”, dịch thành chữ “Mâu Ni”, nghĩa là giàu lòng nhân từ (Năng Nhân), rất giỏi chịu đựng (Năng Nhẫn), biết cách nhường nhịn (Năng Nhu), biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh (Năng Tịnh). Nói tóm lại, “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ/bộ tộc Thích Ca.
Vị trí của Phật Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo, tương đương với vị trí của Chúa Giê-su trong Cơ đốc giáo (Công giáo), của Mohammed trong đạo Hồi, và vị trí của Lão Tử trong Đạo giáo.
Hình dáng đặc trưng:
Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc, Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu.
Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng…
Phật Thích Ca thường được thờ cùng với 2 vị tôn giả là: A Nan Đà (được đặt bên tay trái Đức Phật Thích Ca) và Ca Diếp (được đặt bên tay Phải Đức Phật Thích Ca).
Phật A Di Đà là một trong những vị Phật, tên là “A Di Đà”
Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ – nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang – ánh sáng vô lượng.
Hình dáng đặc trưng: Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “vạn”.
Hình dáng đặc trưng:
Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh). Hay còn được gọi là Tượng Tây Phương Tam Thánh.
2. Tại sao chư Tăng và tín đồ hay nói “Nam Mô A Di Đà Phật”?
“A Di Đà” là phiên âm của tiếng Phạn. Ba chữ A-mi-đà, nguyên là Phạn âm. Người Tàu đọc là A-mi-thô, và họ tụng xuôi là Á-mi-thồ. Danh hiệu ấy truyền qua xứ Việt ta bằng chữ Tàu, biên sẵn trong các pho kinh sách Tàu. Người Việt ta cứ theo lệ phổ thông, chữ đâu đọc đó nên đọc là A-di-đà.
Thích Ca Mâu Ni quả thật đã sống trong thế giới của chúng ta. Đức Phật A Di Đà đã thành lập thế giới Cực Lạc cách đây 10 kiếp, và phát nguyện rằng bất cứ ai niệm danh hiệu của Ngài sẽ vãng sinh trong thế giới đó. Vì vậy, mọi người hãy niệm Nam Mô A Di Đà, để được sinh vào một thế giới an lạc.
“Nanwu” là phiên âm của Namas trong tiếng Phạn, được phát âm là Namo, và nó cũng được dịch là “Nanmo”, “Namo”, người Việt đọc thuận miệng là Nam Mô v.v … Nó có nghĩa là chào, kính trọng.
“A di đà phật” hay A Di Đà là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là “vô lượng quang” – “ánh sáng vô lượng”; amitāyus có nghĩa là “vô lượng thọ” – “thọ mệnh vô lượng”. Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừaNgười sắp chết nói “Nam Mô A Di Đà” và Ngài sẽ đưa linh hồn bạn đến Cực Lạc. Nó có nghĩa là “ánh sáng vô hạn”, “sự sống vô hạn”, v.v … Nó ám chỉ trí tuệ, lòng từ bi và thần thông của Đức Phật A Di Đà, không thể giải thích rõ ràng bằng lời.
Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí tuệ.
Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc cũng có nghĩa là: Con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng. Những người sắp mất nếu thành tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật lúc sẽ được vãng sinh cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Người ta thường nói khi tâm bất an, hay gặp khổ đau có thể niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Nhưng thiết nghĩ Phật ở trong “tâm”, bạn hãy sống chân thành, vị tha, luôn nghĩ cho người khác, không nói dối, sát sinh, trộm cắp, tất cả đều hướng tới điều Thiện thì Thần Phật luôn ở bên cạnh bảo hộ.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn: m.pai-hang-bang