Tại sao các vị Phật lại có một dấu chấm giữa hai lông mày?
Để thực hiện chế tác tượng Phật, người ta thường dựa vào 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật. Thậm chí có tác phẩm kinh điển như “Kinh đo tượng” giải thích cặn kẽ về tỷ lệ và quy định khi tạc tượng.
Nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định này, bức tượng Phật đó sẽ bị coi là “không đúng như quy định của phép tắc”.
Ví dụ, tranh Thangka trong Phật giáo Tây Tạng cần nghiêm ngặt tuân theo quy chuẩn của “Kinh đo tượng”, nếu không chúng sẽ bị coi là thiếu căn cứ kinh điển.
Chúng ta có thể thường xuyên nhìn thấy, nhưng thường không biết cái gọi là chấm nhỏ ở giữa hai lông mày của tượng Phật là một pháp tướng vô cùng quan trọng trong Phật giáo, tức là “nhúm lông trắng”, là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật.
Theo kinh Phật, bạch hào là chỉ nhúm lông trắng giữa hai lông mày của Đức Phật, mềm mại như hoa tula, trắng như tuyết, dài 1 trượng 5 thước, cuộn lại ngay ngắn.
Đây là hình ảnh tuyệt đẹp và từ bi của Đức Phật khi ngài tu đắc quả vị Phật. Người nhìn thấy được tướng này, có thể thoát khỏi hàng trăm ức tội ác sinh tử do người đó tạo ra từ vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng.
Trong việc tạc tượng của Phật giáo, tướng bạch hào mặc dù trông đơn giản, nhưng trên thực tế lại không thể tùy ý làm. Điều quan trọng nhất khi vẽ bạch hào là vẽ được đặc trưng “xoay tròn về phía phải”.
Phật giáo chú trọng đến xoáy tròn về phía phải, loại động thái xoáy tròn này, trên thực tế là phản ánh quan điểm cụ thể của Phật giáo về vũ trụ và thời không.
Mà “Toàn tướng” là biểu tượng cụ thể trên tượng Phật của quan niệm này. Kinh Phật ghi lại rằng tướng bạch hào dài một tầm (8 thước), xoáy xoắn ốc về phía phải như chân châu, đại phóng quang minh”, ở đây đặc biệt nhấn mạnh xoáy tròn về phía phải, chính là ý đồ nhấn mạnh một loại động thái vũ trụ ở giữa sinh và diệt.
Trong một số bức tượng Phật ở thời kỳ đầu hoặc tượng Phật ở một số khu vực nhất định, bạch hào không phải là một loại tướng tốt nhất định sẽ xuất hiện. Trên một số tượng Phật, dù có bạch hào nhưng không nhất thiết sẽ biểu hiện ra cực kỳ rõ ràng.
Tuy nhiên, do nội hàm tôn giáo phong phú của bạch hào, tướng tốt này dần trở thành một kiểu dáng tạc tượng tương đối cố định trong nghệ thuật Phật giáo thời kỳ sau. Những bức tượng Phật không có bạch hào thường bị coi là vượt ngoài khuôn phép.
Cho dù thế nào đi nữa, mục đích cuối cùng khi bạch hào xuất hiện trên chán là thể hiện trí huệ vô biên của Phật Pháp.
Ngày nay nhiều phụ nữ Ấn Độ đã quen với một chấm đỏ giữa hai lông mày, chấm đỏ trên lông mày của người Ấn Độ còn là biểu tượng của tôn giáo.
Trong trái tim của người Ấn Độ, nốt đỏ trên chán sẽ mang đến sự tốt lành, được sử dụng để xua đuổi ma quỷ và ngăn ngừa tai họa, và nó mang ý nghĩa may mắn.
Những lý giải được đưa ra khi xuất hiện bạch hào trên chán của tượng Phật như sau:
Thứ nhất: Chấm đỏ này tượng trưng cho nốt ruồi tốt lành. Phật có chấm trên chán biểu thị cho những điềm lành mà Phật mang đang nhân gian độ chúng sinh.
Thứ hai: Nhà Phật cho rằng khoảng trống giữa hai lông mày của con người là nơi linh tính nhất, nó giống như con mắt thứ 3, hay còn gọi là thiên mục, từ thiên mục này có thể nhìn thấy được nhiều cảnh giới chân thực, tương thông với Trời mà 2 mắt thường không nhìn thấy được.
Bạch hào ở giữa hai lông mày của Phật Tổ cũng mang ý nghĩa này có nghĩa là Phật tổ có thể hiểu được ý trời, tương thông với trời, đại biểu cho địa vị và thân phận của chính mình.
Thứ ba: Chấm đỏ giữa hai lông mày tượng trưng cho người cao sang về dung mạo và là biểu tượng của địa vị khác người.
Trong dân gian nói chỉ cần chấm đỏ giữa hai lông mày thì có nghĩa là vận mệnh của người này rất khác, nhất định sẽ có quý nhân giúp đỡ. Thiên ý cũng có mục đích này, tất cả các nhân vật siêu phàm đều có một chút khác biệt giữa hai lông mày.
Người bình thường không thể tự nhiên mà có bạch hào ở giữa lông mày, chỉ có các vị Phật trên trời mới có, Trên Trời có Phật và Bồ Tát đều có, điều này cũng thể hiện sự khác biệt giữa Phật và người.
Dù có lý giải như thế nào, thì bạch hào ở giữa lông mày trên tượng Phật là đại biểu cho sự giác ngộ, trí huệ, từ bi, cứu khổ cứu nạn của Phật Tổ đối với chúng sinh.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn: m.pai-hang-ba