Tại sao tục ngữ có câu “kẻ ngốc không thể cảm lạnh”?
Tâm lý học tin rằng cơ thể và tinh thần được tích hợp và cả hai đều quan trọng như nhau. Phản ứng của cơ thể có thể nhìn thấy được, suy nghĩ và cảm xúc tâm lý lại vô hình, các thuộc tính khác nhau bổ sung cho nhau. Chúng đều là một phần của chúng ta.
Bạn có thường xuyên cảm thấy hai cơ vai của mình căng cứng như đá, cổ bị cứng và cảm giác bị kẹt khi xoay người?
Liệu bạn có thích đồ ăn nặng vị: đủ mặn, đủ cay, đủ ngọt?
Bạn có thường xuyên bị khó tiêu, đầy hơi, táo bón hay tiêu chảy?
Và thường xuyên ngủ không ngon giấc, luôn trằn trọc trước khi ngủ cả tiếng đồng hồ và chất lượng giấc ngủ kém?
Với bạn đó là những bệnh thuộc về thân thể, nhưng khám sức khỏe lại không phát hiện gì bất thường?
Khi người quen với việc kìm nén những suy nghĩ và cảm xúc thực sự của mình, năng lượng tiêu cực do cơ thể tạo ra khi căng thẳng sẽ dẫn đến các triệu chứng trên cơ thể. Và rồi họ thường lo lắng thái quá về sức khỏe của bản thân, nghi ngờ mình có bệnh và thường xuyên đến bệnh viện. Trên thực tế, những triệu chứng này có thể do yếu tố tâm lý gây ra.
Cơ thể không chỉ tồn tại về mặt vật chất, mà còn là nơi chứa đựng tinh thần
Tâm lý học không chỉ nói về tinh thần, mà còn nhấn mạnh đến “thân thể”, bởi vì thân thể chính là công cụ hoạt động của chúng ta trong thế giới này. Các phản ứng và hành động của cơ thể có thể thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc bên trong. Sự kết hợp giữa “tâm lý bên trong”, “vật chứa đựng- thân thể” và ” hành vi bên ngoài” vô cùng chặt chẽ.
Cơ thể không chỉ tồn tại về mặt vật chất, mà còn là vật chứa tinh thần. Freud phát hiện ra rằng nếu thời thơ ấu từng bị tổn thương nặng, trẻ em sẽ kìm nén những trải nghiệm này và lưu trữ chúng trong cơ thể, không để ký ức đe dọa, đồng thời bảo vệ tâm trí trẻ khỏi bị choáng ngợp và tiếp tục tồn tại. Cơ thể có thể khóa cảm xúc và ký ức đó, giống như một khu vực lưu trữ tạm thời của máy tính, và tâm trí sẽ cô lập khu vực đó, do đó não sẽ không nhận ra rằng về bản chất nỗi đau vẫn chưa được giải quyết.
Ví dụ, một đứa trẻ bị bạo hành trong gia đình hoặc bị xâm hại tình dục, khi không thể thoát khỏi hoàn cảnh này chúng phải kiềm chế cảm xúc của mình, làm cho bản thân trở nên vô cảm. Tuy nhiên, việc tự bảo vệ bản thân bằng cách này cũng phải trả giá. Cơ thể, tâm trí và linh hồn gắn kết chặt chẽ với nhau, các chức năng khác của cảm xúc cũng bị phong bế lại, kết quả là đứa trẻ mất đi cảm xúc, không có sở thích và chỉ có vẻ thờ ơ.
Những tình huống như trên rất nhiều và nó không chỉ dành cho những tổn thương, mất mát nghiêm trọng. Nhiều người lớn phải đối mặt với những áp lực rất lớn, xung đột mâu thuẫn này khác. Khi không có sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tinh thần và các chiến lược đối phó, họ cũng sẽ chọn phương pháp kìm nén cảm xúc vào bên trong cơ thể và nghĩ rằng tốt nhất là không có cảm giác gì, giống như chim đà điểu thà vùi đầu vào cát để tránh né còn hơn giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, cơ thể không giống như chiếc túi thần kì của Doraemon, một cái túi có không gian vô hạn. Thực tế, nó giống như một cái “tủ lạnh”, có thể làm lạnh cảm xúc và đóng băng nỗi đau, tuy nhiên nó có giới hạn dung lượng. Hơn nữa, làm lạnh và cấp đông cũng chỉ hiệu quả trong một thời gian, sau đó, vi khuẩn vẫn sinh sôi và nó bắt đầu thối rữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thực phẩm bình thường khác. Đây là cách mà các triệu chứng thể chất và tinh thần được tạo ra.
Các nỗi đau, tổn thương đã được che dấu sẽ “bốc mùi” và cần nhiều năng lượng hơn để tích trữ, dẫn đến chỉ có một ít năng lượng để giải quyết cuộc sống hàng ngày, khiến hệ miễn dịch kém hơn, dễ ốm, giảm tập trung, cáu kỉnh, không cảm nhận được các cảm giác tinh tế … Khi cuộc sống vô cảm, người ta sẽ ăn những hương vị nặng nề để kích thích vị giác, đồng thời cơ bắp cũng căng cứng và đau nhức do bị gò bó lâu ngày, áp lực dồn vào cơ thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trước khi đi ngủ bạn cũng khó có thể thư giãn và ngủ ngon do lo lắng.
Nhét những nguyên liệu không muốn xử lý vào tủ lạnh, qua năm tháng tủ lạnh sẽ nhanh hỏng, lúc này thay vì sửa chữa tủ lạnh, trước tiên bạn nên dọn sạch những nguyên liệu bên trong, vứt bỏ, sắp xếp, điều chỉnh chúng.
Thân tâm nhất thể tuần hoàn lẫn nhau.
Mặc dù cơ thể là một vật chứa, nhưng nó không quá thụ động. Tâm lý học tin rằng cơ thể và tinh thần được tích hợp và cả hai đều quan trọng như nhau. Đôi khi phản ứng tức thì của cơ thể trước các sự kiện cũng có thể nhắc nhở não bộ cần chú ý đến điều gì, xác nhận lại suy nghĩ và cảm xúc của mỗi người.
Tục ngữ có câu“kẻ ngốc không thể cảm lạnh”, hàm nghĩa là kẻ ngốc nghếch, khờ khạo thường không lo lắng, tâm trạng thoải mái, không có gánh nặng tâm lý nên cũng không dễ bị mắc bệnh, đó cũng là bằng chứng của sự thống nhất giữa thân và tâm. Nếu bạn có quá nhiều lo lắng, tinh thần suy sụp sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dễ mắc bệnh. Vì thế, không có phiền não thì cơ thể cũng sẽ khỏe mạnh. Mặt khác, cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần. Khi cơ thể cảm thấy thoải mái, tâm trạng cũng có thể được điều chỉnh. Ví dụ, sự hài lòng khi ăn những món ăn ngon có thể thúc đẩy tâm lý hạnh phúc.
Cách tốt nhất để thân tâm hòa hợp là “mở rộng trái tim và tâm trí của bạn để chấp nhận tất cả các loại cảm xúc.”. Cảm thụ được tạo ra từ cảm giác và giá trị gộp lại, chấp nhận cảm giác nguyên bản của cơ thể, sau đó thêm tâm trạng cá nhân và gia vị giá trị, cuối cùng là thể hiện nó ra. Tất cả những cảm xúc và biểu hiện đều trả lời cho câu hỏi “tôi là ai”.
Mặc dù những cảm xúc đã bị kìm nén được đặt trong tủ lạnh của cơ thể, nhưng cảm xúc không phải là nhựa, chúng vẫn thoát ra theo thời gian và sử dụng hiệu ứng “chiếu xạ” của tiềm thức, bám vào cảm giác của người khác để tìm lối ra, chẳng hạn như “Tôi không bao giờ khóc, tôi chỉ rơi nước mắt khi xem một bộ phim buồn.” Chúng ta thường cảm thấy hợp lý khi khóc vì chuyện của người khác, nhưng lại không cho phép khóc cho chính mình vì quá xấu hổ.
Cơ thể và tinh thần là một chỉnh thể, sinh lý và tâm lý tuần hoàn lẫn nhau, phản ứng của cơ thể có thể nhìn thấy được, suy nghĩ và cảm xúc tâm lý lại vô hình, các thuộc tính khác nhau bổ sung cho nhau. Chúng đều là một phần của chúng ta. Nó giống như một “đồ hình Thái Cực” cả hai thái cực cùng tồn tại với nhau và tạo ra những biến hóa phong phú.
Thảo Nguyên biên tập
Nguồn: Secret china