Tâm tốt nhưng miệng lại không tốt, vinh hoa phú quý cũng vì họa từ miệng mà mất
Nói – là một loại năng lực; im lặng, lại là một loại trí tuệ. Chúng ta mất 2-3 năm để học nói, nhưng lại mất mấy chục năm để học cách im lặng. Bởi vậy, khi mở miệng nói, cần phải nhớ đến lời cảnh tỉnh “lưỡi là gốc rễ của lợi hại, miệng là cửa ngõ của phúc hoạ”
Người vàng ngọc ăn nói cẩn thận, bậc quân tử chậm lời ăn nói nhưng hành động nhanh nhẹn
Theo ghi chép trong “Khổng Tử gia ngữ – Quan chu”, thời Xuân Thu, Khổng Tử dẫn đồ đệ đi chu du các nước. Khi đến chiêm ngưỡng từ đường của thái tổ Hậu Tắc. Nhìn thấy bên phải bậc thềm, có một tượng người đúc bằng đồng. Nhưng kỳ lạ là, miệng của tượng đồng này bị bịt lại bằng ba vạch kẻ, bên trên có một hàng chữ: “Cổ chi thận ngôn nhân dã, giới chi tai! Vô đa ngôn, đa ngôn đa bại”.
Đó chính là điển cố của thành ngữ “Nói năng thận trọng”, mà từ cổ chí kim, các nhà hiền triết đều cảnh tỉnh chúng ta: nhất định phải cẩn thận! Không được nhiều lời, nhiều lời ắt có sai sót, lúc nào cũng phải giữ trạng thái thận trọng “như bước bên bờ vực thẳm, như bước trên lớp băng mỏng nước sâu”.
“Dịch kinh” cũng giảng rằng: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”, ý rằng người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói. Người có đạo đức cao sang, tự biết chỉ làm việc thiện thôi là chưa đủ, mà biết là chỉ lúc bất đắc dĩ mới nên mở miệng; người vội vàng hấp tấp, nóng vội thể hiện mình, phơi bày hết sự bực tức trong lòng, cuối cùng dẫn tới thất bại.
Lời nói làm tổn thương người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết người
Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.
Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì.
Có thể nhẫn, thì có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính mình: “Hôm nay mình có tức giận không?”.
Cảm xúc ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày, vì thế mỗi ngày hãy tự mỉm cười với mình nhé!
Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo
Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận
Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm.
Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình.
Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.
Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở
Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác.
Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn.
Khổng tử nói: “Xảo ngôn linh sắc, tiên nhân hỹ”, ý rằng nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở, hạng người đó ít có lòng nhân. Người thông minh thật sự, miệng lúc nào cũng khôn khéo, trong lòng lúc nào cũng có tính toán, 10 phần thông minh thì chỉ thể hiện 7 phần, ba phần giữ lại để thể hiện sự chừng mực.
Đường Vân biên Tập
Nguồn Tinhhoa.tv