Tập Cận Bình bị lộ thông tin vì Bộ Ngoại Giao lỡ miệng
Hôm thứ ba ngày 19 tháng 1, tại một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh đã lỡ miệng tiết lộ thông tin dịch bệnh bùng phát, làm nổi rõ một vài dữ liệu dịch bệnh quan trọng, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 1/2020 trực tiếp phơi bày sự dối trá của ĐCSTQ trong năm qua. Sự cố tình giải vây cho ông Tập Cận Bình lại vô tình xát muối vào mặt ông.
Tại cuộc họp báo, phóng viên của Hiệp hội Phát thanh truyền hình Nhật Bản đã hỏi bà Hoa rằng: “WHO … đã công bố một thông báo tạm thời hôm 18/1, tuyên bố rằng WHO không đủ khả năng trong việc ngăn chặn đại dịch lần này; và các cơ quan y tế địa phương và quốc gia của Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp y tế công cộng hiệu quả hơn ngay từ tháng 1 năm ngoái. Trung Quốc có nhận định ra sao về vấn đề này?”
Tất nhiên, bà Hoa Xuân Oánh đã cố gắng bao biện cho ĐCSTQ, nhưng lại lỡ miệng nói rằng: “Chủ tịch Tập Cận Bình từ lâu đã chỉ ra rằng, để đối phó với những thiếu sót và khiếm khuyết bộc lộ trong dịch bệnh này, cần phải cải thiện hệ thống quản lý an toàn y tế công cộng và nâng cao tốc độ ứng phó đối với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ..”
Sau đó, bà dẫn lời ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia hàng đầu về dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng: “Từ ngày 31 tháng 12 năm 2019 đến ngày 1 tháng 1 năm 2020, khi chỉ có hơn bốn mươi trường hợp được phát hiện vào thời điểm đó, Trung Quốc đã Quyết định đóng cửa chợ hải sản Hoa Nam ngay trong ngày đầu năm mới. ”
Bà Hoa Xuân Oánh vốn định chuyển trách nhiệm của cái gọi là “thiếu sót và khiếm khuyết” cho hệ thống y tế, biến chợ hải sản Hoa Nam thành vật thế tội để đánh lạc hướng và giải vây cho ông Tập, nhưng việc bà đề cập đến hơn 40 trường hợp được tìm thấy vào ngày 31/12/2019, đã đánh dấu việc ĐCSTQ lần đầu tiên thừa nhận thời điểm bùng phát dịch bệnh.
Rõ ràng biết mầm bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người vào thời điểm đó, nhưng quan chức cấp cao của ĐCSTQ không những không cho phép công bố dịch bệnh, mà lại cố tình che giấu, lấp liếm, và phong tỏa thông tin. Vụ việc vu khống và cảnh cáo bác sĩ Lý Văn Lượng và 7 đồng nghiệp khác là một ví dụ. Bên cạnh trò vu khống, bịt miệng quá quen thuộc, chính quyền ĐCSTQ còn ra lệnh tiêu hủy dữ liệu mẫu virus ban đầu.
Sau đó, khi thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, Thị trưởng thành phố là ông Chu Tiên Vượng đã xuất hiện trên Đài truyền hình TW CCTV, và nói rằng, ông phải được chính quyền trung ương cho phép thì mới dám báo cáo sự thật. Vậy nên, đây không phải là vấn đề nội bộ của hệ thống y tế, mà là vấn đề kiểm soát độc tài của giới quan chức cấp cao nhất ĐCSTQ.
Bà Hoa Xuân Oánh tiết lộ thêm: “Kể từ khi phát hiện dịch bệnh cho đến khi phong tỏa thành phố Vũ Hán, chỉ mất hơn 3 tuần, thời điểm đó chỉ có hơn 500 trường hợp được báo cáo ở Vũ Hán”.
Tiết lộ lỡ miệng trên của bà Hoa một lần nữa phơi bày sự gian dối của ông Tập Cận Bình. Bắc Kinh đã biết về mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch ở thành phố Vũ Hán, nhưng chính quyền ĐCSTQ đã cố tình hạ thấp mức độ của thảm họa, và dập tắt mọi thông tin về tình hình thực sự. Sự che đậy vô nhân đạo này, đã cố tình phát tán vi rút Vũ Hán ra ngoài Trung Quốc đại lục, gây ra thảm họa đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, việc bà Hoa Xuân Oánh rất thản nhiên nói rằng “chỉ có hơn 40 trường hợp được tìm thấy”, hay “chỉ có hơn 500 trường hợp”, cũng thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm và coi rẻ mạng người của ĐCSTQ. Những tiết lộ chống chế của bà Hoa Xuân Oánh, không những không thể giải vây cho ông Tập, mà còn đeo mo, xát muối vào mặt ông.
Cách ĐCSTQ phát tán virus chính trị
Những bệnh nhân có các triệu chứng giống virus Vũ Hán bắt đầu xuất hiện tại các bệnh viện ở Vũ Hán từ tháng 9 năm 2019. Điều đó khẳng định rằng căn bệnh này có thể đã âm thầm lây lan khắp thành phố từ mùa thu. Các nhà chức trách đã thừa biết về dịch bệnh, nhưng tới tận ngày 31 tháng 12 năm 2019 mới công khai xác nhận sự tồn tại của nó.
Sau đó, tới ngày 20/1/2020, các nhà chức trách Trung Quốc vẫn khẳng định căn bệnh này “có thể phòng ngừa và kiểm soát được” và có rất ít hoặc không có nguy cơ lây lan sang người. Khi đó, căn bệnh này đã lây lan sang ít nhất 18 quốc gia và khu vực. Vào thời điểm thành phố Vũ Hán lớn thứ 42 trên thế giới với 11 triệu dân, bị đóng cửa ngày 23 tháng 1/2020, các đợt bùng phát đã phát triển ở ít nhất 24 quốc gia và khu vực, vì khoảng 5 triệu cư dân đã rời khỏi thành phố và gieo rắc mầm bệnh khắp nơi.
Tiếp theo, tới tận ngày 30 tháng 1/2020, WHO mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, nhưng tổ chức này không khuyến nghị các quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại. WHO đã không tuyên bố VPVH là đại dịch toàn cầu cho đến ngày 11 tháng 3. Tại thời điểm đó, đã có hơn 118.000 trường hợp được ghi nhận trên 114 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo một nghiên cứu được công bố vào hồi tháng Ba/2020, nếu chính quyền Trung Quốc ban hành các biện pháp ngăn chặn từ đầu tháng 12/2019, thì trường hợp lây nhiễm có thể đã giảm tới 95%.
Tính đến ngày 23/1/2021, đại dịch VPVH đã cướp đi hơn 2 triệu sinh mạng trên tổng số gần 100 triệu ca nhiễm, và xuất hiện biến thể mới, có nguy cơ sẽ đẩy thế giới vào thảm kịch kinh hoàng hơn năm 2020. Đại dịch VPVH cũng được cho là một nhân tố cực kì quan trọng, trong nỗ lực của ĐCS Trung Quốc can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.
Hi vọng rằng, sau khi những dối trá, lọc lừa và gian lận được phơi bày, người dân Trung Quốc và người dân trên thế giới đã nhận ra bộ mặt thật của chính quyền ĐCSTQ, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch và hàn gắn nhân loại!