Thánh nhân tùy cơ ứng biến, trí giả thuận theo tự nhiên mà sống
Trong cuộc sống, nếu ai cũng có thể sống thuận theo thiên lý, biết mềm mỏng đúng chỗ, cứng rắn đúng lúc, sống biết vứt bỏ vị tư cá nhân, suy nghĩ cho người khác một chút thì cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn biết nhường nào.
Bậc giác giả có thể vì người khác mà tùy cơ ứng biến, có thể co duỗi thuận theo thiên lý, vì người khác mà chịu thiệt, chịu khổ nhưng trong lòng lại không hề cảm thấy buồn phiền.
Còn trong cuộc sống thực tại, có nhiều việc chúng ta có thể làm được cho người khác một cách dễ dàng, nhưng vì tính vị tư cá nhân nên chúng ta cảm thấy phiền lòng khi giúp đỡ người khác.
Và trên thực tế, nếu bạn quá cứng rắn hay lạnh lùng và nhẫn tâm bạn sẽ chẳng bao giờ biết có được sự coi trọng và yêu thương từ người khác!.
Nếu bạn quá cứng rắn sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ của bạn với những người xung quanh!. Người xưa nói: “mềm nắn rắn buông”. Chúng ta cần biết lúc nào nên cứng rắn, lúc nào không nên để có đạo làm người được người khác coi trọng!
Mềm có lúc, rắn có lúc như thế chúng ta mới không bị cái xô bồ của cuộc sống đẩy ngã!. Đạo làm người và đối nhân xử thế đều nằm trong ở đây cả!. Cần biết lúc nắm lúc buông để không bao giờ trở thành kẻ bị đẩy ngã khỏi cuộc sống!
Có một câu chuyện như thế này: Mã Tổ thiền sư là một cao tăng có tiếng dưới thời nhà Đường. Ông rất thích dùng phương pháp làm khó người khác để thử thách và rèn các đệ tử, giúp họ được thông suốt, ngộ đạo.
Có một lần, Mã Tổ thiền sư muốn di chuyển một chiếc ghế mây ra con đường nhỏ phía sau chùa để đọc sách. Không lâu sau, một đệ tử đẩy xe từ vườn rau về. Do đường chật, thiền sư lại thò chân ra giữa đường nên tiểu hòa thượng đã bảo thầy mình thu chân lại để mình đẩy xe qua.
Không ngờ, Mã Tổ thiền sư nói: “Ta trước giờ chỉ duỗi không co.”
Tiểu hòa thượng sững người, cảm thấy khó xử, nói: “Sư phụ, nếu người không co chân vào thì con không về chùa được ạ.”
Mã Tổ thiền sư không thèm ngó xuống dưới lấy một cái, nói: “Đó là việc của con.”
Tiểu hòa thượng nghĩ ngợi một lát rồi nói: “Sư phụ, người là người chỉ duỗi không co, con không thể để xe cán gẫy chân người được. Hay là chúng ta thay đổ một chút, con ngồi ghế còn người đẩy xe!”
Thiền sư nghe xong thì vui vẻ đổi chỗ cho đệ tử. Tiểu hòa thượng đổi chỗ xong thì nhất định duỗi thẳng chân, không chịu co vào. Thiền sư cứ thế đẩy xe qua, đến lúc đó chú ta mới chịu rút chân lại.
“Tại sao con lại rút chân lại” – thiền sư hỏi đệ tử của mình.
Tiểu hòa thượng đáp: “Sư phụ, người chỉ duỗi không co, nhưng con là người có thể duỗi, có thể co, vì thế nên con đã thu chân của mình lại.”
TIểu hòa thượng đẩy xe đi rồi, Mã Tổ thiền sư nhìn theo bóng dáng học trò cười lớn. Ông rất hài lòng với sự linh hoạt, khôn khéo của chú tiểu.
Nhiều năm sau, ông truyền lại áo cà sa và bát hóa duyên lại cho tiểu hòa thượng này – được gọi là Ẩn Phong thiền sư.
Trong cuộc đời mỗi con người, nếu ai cũng có thể sống thuận theo thiên lý, sống biết vứt bỏ vị tư cá nhân, suy nghĩ cho người khác một chút thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết nhường nào.
Các bậc trí thức, thánh hiền và trung thần nghĩa sĩ thời cổ đại đều thông qua tu thân dưỡng tính mà nhân phẩm đạt tới cảnh giới tinh thần cao thượng.
Họ đã vì hậu nhân mà để lại rất nhiều câu danh ngôn hàm chứa chân lý và đạo lý làm người, trải qua hàng ngàn năm đến nay vẫn là di sản tinh thần quý giá, nổi tiếng là câu nói: “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” , hay “Thánh nhân tùy cơ ứng biến, trí giả thuận theo tự nhiên”.
Như Lão Tử từng đã từng nói :”Nhân sinh và trời đất, bản lai và tự nhiên là một thể. Sinh lão bệnh tử của con người và xuân hạ thu đông của đại tự nhiên kì thực không có khác biệt. Tự nhiên mà sống, tự nhiên mà chết, thuận theo tự nhiên thì sẽ không mê mất bản tính. Trong tâm thường nghĩ công danh lợi lộc nên mới có u sầu trong tâm, mới có sinh ra phiền não”.
Chỉ có biết vứt bỏ vị tư cá nhân, hướng đến vị tha, cứ làm theo lý của tự nhiên, cứ nghe theo đạo của tự nhiên, nước ắt tự trị, người ắt tự chính”.
Chân Kiến biên tập