Thiên tai, động đất xảy đến đều có nguyên nhân?
Thiên tai, động đất, sóng thần, dịch bệnh, những thứ xuất hiện để hủy diệt con người đều có nguyên nhân đằng sau nó. Đạo đức suy đồi, lòng người thay đổi, lấy tiền thay lương tâm, lấy địa vị giàu sang thay luân thường đạo lý. Tất cả là một cuộc trả nợ công bằng.
Từ xưa đến nay, loài người hễ nói đến những dịch bệnh trên phạm vi thế giới hoặc dịch bệnh hủy diệt văn minh nhân loại là biến sắc như nói đến cọp dữ, và điều lo sợ ấy hiện tại đang hiện diện trong cuộc sống hôm nay. Cả thế giới đang nghiêng ngả vì sự thê thảm của dịch bệnh: xảy ra nhanh, tử vong nhiều, lây nhiễm mạnh, không thể khống chế được… giống như bóng ma vô hình, đó chính là nguyên nhân căn bản khiến nhân loại khiếp sợ dịch bệnh…
Ngược dòng lịch sử ta thấy, không chỉ ở Phương Đông mà phương Tây cũng đã từng xuất hiện những đại dịch vô cùng đáng sợ, nó có thể báo trước một sự thay đổi triều đại hoặc cảnh báo về sự bại hoại về đạo đức trong xã hội đương thời…
Đại dịch La Mã cổ đại: Thần trừng phạt và đế quốc La Mã vỡ mộng phục hưng.
Trong khoảng thời gian từ năm 56 đến năm 565, La Mã đã xảy ra 4 lần đại dịch, số người tử vong nhiều đến nỗi đế quốc La Mã hùng mạnh từ cường thịnh trở thành suy yếu.
Ba lần dịch bệnh đầu tiên xảy ra vào thời kỳ thống trị của Nero năm 65, thời kỳ thống trị của Marcus Aurelius từ năm 164 đến năm 180, và thời kỳ thống trị của Gaius Claudius năm 250 đến năm 270. Chính trong thời gian hơn 200 năm này là thời kỳ Cơ Đốc giáo bị các Hoàng đế La Mã bức hại nghiêm trọng.
Chúa Jesus bị lãnh tụ Do Thái giáo vu tội “mưu phản” và đóng đinh lên giá chữ thập. Aurelius đã cắt đầu, chân tay của vô số tín đồ Cơ đốc giáo rồi treo khắp các phố. Để kích động cuộc bức hại, các học giả La Mã đã bịa đặt ra lời dối trá rằng các tín đồ Cơ Đốc uống máu trẻ em. Do đó các học giả Cơ Đốc phổ biến cho rằng, ba lần đại dịch là sự trừng phạt nghiêm khắc của Thần đối với việc người La Mã bức hại Cơ Đốc giáo. Ba Hoàng đế đã từng hạ lệnh bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo đều bị báo ứng, bị lây bệnh trong các đợt đại dịch mà chết.
Đại dịch bệnh lần thứ tư ở La Mã là bệnh dịch hạch xảy ra vào thời kỳ thống trị của Justinianus năm 541, sử sách gọi là “Dịch hạch Justinianus”. Đây cũng là lần đại dịch hạch đầu tiên trong 3 lần đại dịch hạch trong lịch sử thế giới. Theo ghi chép của nhà văn Procopius, thời cao điểm, Byzantine (Tên gọi khác của Đế quốc La Mã) mỗi ngày chết 16.000 người, “tất cả các cư dân đều giống như những quả nho xinh đẹp bị vắt kiệt nước, bị xé nát một cách tàn nhẫn”.
Nhà sử học John miêu tả: “Mọi người đang trò chuyện với nhau, đột nhiên họ bắt đầu lắc lư, sau đó đổ gục xuống phố hay trong nhà. Một người tay đang cầm dụng cụ, đang ngồi đó làm đồ thủ công mỹ nghệ, cũng có thể anh ta đột nhiên ngã ngửa ra, linh hồn rời cơ thể. Một người đang mua nhu yếu phẩm trong chợ, khi anh ta đang mặc cả hoặc đếm tiền thì cái chết đột nhiên ập đến người mua hoặc với người bán, hàng hóa và tiền vẫn còn ở giữa nhưng không có người mua hoặc người bán nào đi nhặt lấy!…”
Người bệnh dịch hạch thường có biểu hiện sốt cao, bẹn, nách và cổ nổi hạch lớn, sau khi chết da thường màu tím, có nốt đen nên được gọi là “bệnh cái chết đen”. Các học giả đời sau nói, tỷ lệ tử vong ở Byzantine lên đến 75%. “Họ chết như những con ruồi. Thân thể người chết chất đống, người gần chết ở trên phố lăn lộn khắp nơi”; và: “Ở Byzantine hoàn toàn không nhìn thấy người nào mặc quan phục, nhất là sau khi Hoàng đế cũng lây bệnh. Dịch bệnh khiến trên phố hiếm thấy người đi lại, đôi khi cũng thấy có người xuất hiện, nhưng anh ta nhất định là sẽ kéo một thi thể đi ra”.
Rất nhiều các học giả Cơ Đốc giáo cho rằng, mấy đợt tai nạn này là “sự trừng phạt của Thượng Đế đối với tội ác của nhân loại”. Có nhà nghiên cứu ước tính, dịch bệnh này có thể khiến 25 triệu người trên bờ biển Địa Trung Hải tử vong.
Trước khi dịch bệnh giáng xuống, cuộc chinh phục của Justinianus lên đến cao trào. Ông ta ôm giấc mộng phục hưng Đế quốc La Mã, ông hoàn toàn không hề ngờ rằng giấc mơ của ông chỉ còn là sự đối diện với đợt đại dịch của bệnh dịch hạch tàn nhẫn quét qua La Mã. Từ đó sức ảnh hưởng của La Mã đối với văn minh châu Âu bị gục ngã không thể gượng lên nổi nữa.
Tuy nhiên cũng vào thời đó, có rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo đã không sợ sinh tử, trong đại dịch đã dốc hết sức giúp đỡ những người mắc bệnh, họ cầu xin Thượng Đế giúp người bệnh, ở cùng với người bệnh, tiếp xúc thân mật, giúp họ thanh lý thi thể người nhà. Do sự nỗ lực của các tín đồ nên Cơ Đốc giáo đã rất nhanh chóng giành được danh tiếng cao ở Byzantine, từ đó đón nhận thời kỳ toàn thịnh của Cơ Đốc giáo sau khi giải trừ bức hại.
Hiện tượng kỳ lạ trong đại dịch
Mọi người thường cho rằng, dịch bệnh lây nhiễm không phân biệt đối tượng, khi dịch bệnh phát tác, phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất là cách ly những người chưa mắc bệnh với nguồn lây bệnh.
Nhưng luôn có những hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Người trải qua đại dịch bệnh dịch hạch Justinianus là Iva Griels – nhà sử học đương thời đã viết rằng: “Có người chạy trốn khỏi thành phố bị lây nhiễm, bản thân họ cũng rất mạnh khỏe, nhưng họ lại đem dịch bệnh lây truyền đến quần thể người chưa mắc bệnh. Cũng có một số người thậm chí sống cùng với những người nhiễm bệnh, họ không những không bị lây bệnh, thậm chí có người còn tiếp xúc với những người chết, nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm”
Còn có người vì mất đi tất cả con cái và người thân nên họ đã chủ động ôm người chết, hơn nữa vì để đạt được mục đích nhanh chết, họ còn tựa vào những người bệnh, nhưng dường như bệnh tật không muốn để để họ đạt được mong muốn, cho dù bị dày vò như thế này nhưng họ vẫn khỏe mạnh như xưa”.
Theo ghi chép của học giả đương thời Procopius, người mạnh khỏe sau khi bị nhiễm bệnh cái chết đen thì: khi đột nhiên sốt nhẹ sẽ nhìn thấy những thứ như ma quỷ, bóng ma. Ghi chép của John về đại thể tương đồng với của Procopius: đầu tiên là ảo giác, thấy những bóng ma không đầu màu đen và trắng, các hạch sưng to hoặc xuất hiện những mụn nhọt màu đen. Người xuất hiện mụn nhọt màu đen đều sẽ chết ngay trong ngày.
Người La Mã cổ đại gọi là bóng ma, phải chăng là quỷ ở âm gian theo cách gọi của người phương Đông? Vào những năm Càn Long, một người tên là Sư Đạo Nam ở Triệu Châu, Vân Nam, trong thời kỳ dịch bệnh dịch hạch lây lan ông đã viết một bài thơ Thử tử hành, trong đó có câu: “Người mang sắc quỷ, quỷ đoạt hồn người. Ban ngày gặp người đa phần là quỷ, hoàng hôn gặp quỷ lại là người”.
Văn hóa phương Tây giải thích về dịch bệnh là sự trừng phạt của Thượng Đế giáng xuống. Trong văn hóa Thần truyền phương Đông thì cho rằng Thiên – Nhân hợp nhất, khi bậc quân vương hoặc các bề tôi, người dân mà đạo đức suy bại, trái với Thiên ý thì sẽ phải bị Trời trừng phạt, mà dịch bệnh, động đất là một trong những phương thức trừng phạt đó.
Căn cứ theo ghi chép của người thời nhà Minh thì thời kỳ bệnh dịch hạch ở cuối thời nhà Minh có 2 tên trộm vặt tham lam vô độ, ngang nhiên mò đến nhà những người chết để lấy trộm đồ. Một tên trên mái tiếp ứng, một tên lấy đồ từ nhà người chết ra ném lên mái nhà. Vào đúng lúc tên trộm trên mái nhà giơ tay đón bắt đồ ăn trộm tung lên thì cả hai tên trộm đồng thời ngã vật ra, chết vì bệnh dịch hạch.
Đợt dịch bệnh dịch hạch vào cuối thời nhà Thanh, theo nghiên cứu của Ngũ Liên Đức, nguồn gốc bệnh từ loài chuột Mác-mốt. Do màu lông chuột Mác-mốt giống với chồn tía nên rất nhiều thương nhân bất lương đã dùng chuột Mác-mốt để giả làm chồn tía đem bán. Năm 1910, khi bệnh dịch hạch xảy ra ở vùng Đông Bắc, ở các chợ có 2.5 triệu tấm da chuột Mác-mốt.
Ai nói thiện ác không có báo ứng? Và thứ giết người kia cũng luôn tìm đúng đối tượng của nó để tiêu hủy. Thiện ác báo ứng, gieo nhân nào thì gặt quả đó là một qui luật tồn tại vĩnh hằng. Dịch bệnh xuất hiện là hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức con người đã tuột dốc không thể cứu vãn và cũng báo hiệu sự sụp đổ của một triều đại nào đó.
Nhung Nguyễn sưu tầm